Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản. Khi bị mắc viêm phế quản, người bệnh thường ho, khạc đờm. Hiện nay, tỷ lệ người mắc phải căn bệnh viêm phế quản đang ngày một gia tăng, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc bệnh.
1. Bệnh viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản, Khi bị mắc viêm phế quản, người bệnh thường ho , khạc đờm. Có hai loại viêm phế quản, bao gồm viêm phế quản cấp tính và mãn tính:
- Viêm phế quản cấp: Là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở ngưởi trước đó không có tổn thương, thường do vi khuẩn, vi- rút hoặc cả hai.
- Viêm phế quản mãn tính: Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, nó sẽ kích thích liên tục các ống phế quản, đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Tình trạng này có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí là nhiều năm. Viêm phế quản mãn tính có cấp độ nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản
Nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm phế quản cấp tính thường là do vi- rút, bệnh còn có thể xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích phổi, ví dụ như khói thuốc, bụi, ô nhiễm không khí.
Viêm phế quản mãn tính thường do sự lặp lại của viêm niêm mạc phế quản trong thời gian dài. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải viêm phế quản mãn tính là những người thường xuyên phải tiếp xúc với các chất kích thích phổi do nghề nghiệp (như công nhân xây dựng, thợ mỏ than, công nhân kim loại,..), và những người nghiện hút thuốc lá. Mức độ ô nhiễm không khí cũng là một trong những yếu tố góp phần phát triển bệnh.
3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản
Khói thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu làm phát triển viêm phế quản
Dưới đây là một số yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản:
- Khói thuốc lá: đây được coi là yếu tố hàng đầu làm phát triển bệnh. Những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc sống chung trong môi trường khói thuốc cũng có nguy cơ cao mắc viêm phế quản cấp tính hoặc mãn tính.
- Sức đề kháng kém: khi cơ thể bị mắc phải một căn bệnh cấp tính khác, ví dụ như cảm lạnh hoặc một tình trạng mãn tính làm tổn thương đến hệ miễn dịch cũng rất dễ bị viêm phế quản. Những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng là người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Tiếp xúc với các chất kích thích trong công việc: nếu bạn thường xuyên làm việc trong một môi trường chứa các chất kích thích phổi, khả năng cao bạn sẽ bị mắc viêm phế quản. Chẳng hạn như dệt may, cơ khí hoặc tiếp xúc với hóa chất hoặc khói.
- Trào ngược dạ dày: sự lặp đi lặp lại các cơn ợ nóng , ợ chua có thể gây kích thích cổ họng và làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản.
4. Triệu chứng của bệnh viêm phế quản
Các dấu hiệu và triệu chứng thường thấy ở những người bị mắc viêm phế quản bao gồm:
- Ho
- Khạc đờm, có thể là màu trắng, màu vàng hoặc xanh lá cây (hiếm thấy), ho có thể kèm theo máu.
- Mệt mỏi
- Sốt, ớn lạnh
- Khó thở hoặc tức ngực
Nếu bị viêm phế quản cấp tính, bạn sẽ xuất hiện những triệu chứng cảm lạnh như nhức đầu nhẹ hoặc cơ thể bị đau nhức, thêm vào đó, các cơn ho sẽ dai dẳng kéo dài trong vài tuần sau khi chứng viêm đã hết. Đối với viêm phế quản mãn tính có lẽ sẽ mất nhiều thời gian hơn trước khi bệnh trở nên tồi tệ. Vào thời điểm này, các triệu chứng ho và một số triệu chứng khác có thể tiến triển xấu đi, nguy cơ cao bạn sẽ bị nhiễm trùng cấp tính ở giai đoạn đầu viêm phế quản mãn tính.
5. Khi nào bạn cần đến khám bác sĩ?
Bạn nên đi khám bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây:
- Ho kéo dài hơn 3 tuần
- Khó ngủ
- Sốt cao hơn 38 độ C
- Ho có đờm nhầy lẫn máu
- Khó thở, tức ngực.
6. Chẩn đoán viêm phế quản cấp tính
Có thể chẩn đoán được viêm phế quản cấp tính thông qua việc xem xét mức độ phát triển của các triệu chứng và khám sức khỏe. Bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để nghe âm thanh thở của người bệnh, từ đó có thể phát hiện ra các âm thanh bất thường khác ở trong phổi.
Ngoài ra, các xét nghiệm khác cũng được thực hiện để chẩn đoán bệnh bao gồm:
- Chụp X-quang phổi.
- Đo phế dung: đây là một bài kiểm tra đánh giá chức năng phổi của bạn. Nó đo lượng không khí mà phổi có thể giữ được và kiểm tra tốc độ đẩy không khí ra khỏi phổi. Xét nghiệm này cũng giúp bác sĩ xác định bệnh hen suyễn hoặc một số vấn đề về hô hấp khác.
- Xét nghiệm đờm: xác định xem có sự xuất hiện của vi khuẩn hoặc có bị nhiễm vi rút trong đờm không.
- Xét nghiệm máu: gợi ý nhiễm trùng nếu bạch cầu tăng, gợi ý virus nếu bạch cầu không tăng, xem xét các yếu tố viêm và các chỉ điểm quan trọng khác.
7. Phương pháp điều trị viêm phế quản
Trường hợp viêm phế quản cấp tính, người bệnh cần sử dụng một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng
Đối với các trường hợp viêm phế quản cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng, bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Mặc dù thuốc kháng sinh là loại thuốc mạnh để điều trị nhiễm khuẩn, nhưng viêm phế quản cấp tính thường gây ra do vi rút, vì vậy nó không có khả năng điều trị bệnh này. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn có thể chỉ định tùy tình trạng của từng bệnh nhân.
- Thuốc ho: Nếu bạn bị ho quá nhiều sẽ khiến cho cổ họng và phế quản bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu cơn ho khiến bạn không thể ngủ được, bạn cần phải sử dụng tới thuốc giảm ho.
- Một số loại thuốc khác: Nếu bạn bị dị ứng, hen suyễn hoặc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bác sĩ có thể chỉ định một ống thuốc hít hoặc các loại thuốc khác để giúp giảm viêm và làm giãn các phế quản.
CÁC BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE: CAO BỔ PHẾ TRỪ HO HEN
THÔNG TIN SẢN PHẨM
Cách dùng và liều dùng: Ngày ngày uống 3 lần 3-5 thìa café khoảng 5-10g pha với nước nóng để uống hoặc ngậm trực tiếp ngày nhiều lần. – Trẻ em trên 6 tháng dùng bằng ½ người lớn.
Hạn sử dụng in trên sản phẩm.
Công dụng: Mát phổi, tiêu đờm, trừ ho hen, phế hư, ho lâu ngày không khỏi, khó thở khò khè, đau rát họng.
Đối tượng sử dụng: Dùng cho người lớn, trẻ em bị ho hen viêm họng. Viêm thanh quản, phế quản, viêm phổi, ho mãn tính lâu ngày không khỏi người hút nhiều thuốc.
Thành phần:
Thiên môn……………………………………………….50g
Mạch môn………………………………………………..50g
Bách bộ…………………………………………………….50g
Cát cánh……………………………………………………50g
Tỳ bà diệp ………………………………………………..30g
Cam thảo………………………………………………….20g
Mật Ong……………………………………………………20g
Nếu bị viêm phế quản mãn tính, bạn nên tiến hành phục hồi chức năng. Liệu pháp này giúp bạn thiết kế một chương trình tập thể dục giúp bạn điều hòa hơi thở, giảm các triệu chứng do viêm phế quản gây ra và tăng cường sức khỏe.
8. Các cách giúp phòng ngừa bệnh viêm phế quản
Để giúp giảm nguy cơ và phòng ngừa bệnh viêm phế quản, bạn có thể thực hiện theo các cách sau:
- Tránh xa khói thuốc lá
- Uống nhiều nước
- Tiêm chủng hàng năm giúp bảo vệ sức khỏe cũng như tránh bị cảm cúm và bảo vệ chống lại một số loại viêm phổi
- Rửa tay với nước rửa tay thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh
- Tránh tiếp xúc với những người bị cảm lạnh hoặc cúm nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe
- Đeo khẩu trang y tế: Nếu bị COPD, bạn nên đeo khẩu trang tại nơi làm việc nếu phải tiếp xúc với khói, bụi hoặc khi ở nơi đông người.
Mua Cao Bổ Phế Trừ Ho Hen chính hãng ở đâu?
Ở thời đại 4.0 thì việc mua bán mọi thứ đều trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, quý khách chỉ cần để lại thông tin tại đây chúng tôi sẽ có chuyên gia tư vấn trực tiếp cho bạn và đặc biệt vận chuyển tận cửa nhà. Nhận hàng kiểm hàng chính hãng xong quý khách mới thanh toán vô cùng thuận tiện.
Chúng tôi cam kết sản phẩm chính hãng có đầy đủ tem mác.
Sở hữu sản phẩm tại Tân Hùng Vương được ưu đãi cực sốc như sau:
Chỉ còn 150.000đ/ Sản phẩm
Tân Hùng Vương tự hào là đơn vị chuyên phân phối sản phẩm chính hãng, đáp ứng đầy đủ tiêu chí về chất lượng cao và giá cả ổn định. Với cam kết đảm bảo về nguồn gốc và xuất xứ, nói không với hàng giả hàng nhái, Tân Hùng Vương không ngừng cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ, mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Liên hệ chúng tôi qua 0985 902 972 – 0335 151 331 (Mrs. Phương) hoặc Email: [email protected] để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.
Bài viết liên quan: