Đi tiểu buốt, tiểu rắt (đái buốt, đái rắt) là hiện tượng gây ra cho người bệnh biết bao phiền toái, khó chịu trong sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày. Đây không chỉ là hiện tượng đơn giản bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo của bất kỳ bệnh lý nguy hiểm nào đó. Chính vì vậy, mời mọi người cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để biết rõ chi tiết về dấu hiệu bất thường này.
Đi tiểu buốt, tiểu rắt là gì?
Đi tiểu buốt, tiểu rắt được coi là một hiện tượng rối loạn tiểu tiện, tức là hiện tượng khó chịu, đau đớn mỗi khi người bệnh đi đái. Ngoài các biểu hiện này, người bệnh còn gặp thêm một số biểu hiện, triệu chứng khác.
Thường thì cơn đau buốt sẽ xuất phát ở bàng quang, dọc đường niệu đạo hay ở vùng chậu. Khi người bệnh bị đi đái buốt, đái rắt thì sẽ thường cảm thấy vô cùng khó chịu, phiền toái mỗi lần đi tiểu tiện cũng như sinh hoạt, công việc thường ngày.
Ngoài biểu hiện chính là đi tiểu buốt, tiểu rắt thì người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng, biểu hiện khác như:
- Thường xuyên buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm dù lượng nước tiểu ra là rất ít, tia nước tiểu chảy ra từng chút một. Thậm chí, dù hầu như không tiểu ra nước tiểu nhưng vẫn có cảm giác buồn tiểu.
- Có cảm giác buốt nhói, đau rát mỗi khi đi tiểu tiện.
- Một số trường hợp đi tiểu buốt, tiểu rắt còn kèm hiện tượng bị tiểu són rất khó chịu.
- Đi tiểu buốt, tiểu rắt mà nước tiểu còn có máu, mủ trong nước tiểu. Màu sắc nước tiểu bị thay đổi, có màu đục hơn bình thường, thậm chí là có lẫn bọt.
- Xuất hiện tình trạng đau cùng với ngứa ngáy khó chịu ở đường niệu đạo.
- Đau vùng thắt lưng, đau bụng dưới…
- Các biểu hiện toàn thân khác bao gồm mệt mỏi, lo lắng, cơ thể suy nhược, sốt…
Nguyên nhân đi tiểu buốt, tiểu rắt
Hiện tượng đi tiểu buốt, tiểu rắt bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể gặp ở cả nam giới, nữ giới. Bệnh nhân khi gặp phải thì nên chủ động đi thăm khám, kiểm tra để bác sĩ tìm ra nguyên nhân một cách nhanh chóng.
Cụ thể hơn thì có hai nhóm nguyên nhân chính sau gây ra hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt mà có không ít người gặp phải:
Nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu rắt
Vệ sinh không sạch sẽ
Ở bộ phận sinh dục là nơi trú ngụ của rất nhiều loại nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng. Nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên khu vực này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân có hại phát triển, ủ bệnh.
Trường hợp mầm bệnh tấn công sâu vào bên trong thì sẽ gây viêm nhiễm ở bể thận, niệu quản, bàng quang. Khi đó, người bệnh không chỉ bị đi tiểu buốt, tiểu rắt mà còn gặp phải nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Tác dụng phụ của thuốc
Đi tiểu buốt, tiểu rắt cũng có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc hỗ trợ điều trị huyết áp cao, thuốc giãn cơ… Do đó, khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa.
Quan hệ tình dục bừa bãi
Thói quen quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ không an toàn, đặc biệt là quan hệ một cách thô bạo sẽ dễ làm tổn thương bộ phận sinh dục. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh nhanh chóng tấn công vào và đi ngược lên bàng quang, niệu đạo gây viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, nếu có quan hệ tình dục với bạn tình mắc phải các bệnh viêm nhiễm thì nguy cơ cao gặp phải hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt là khá cao.
Đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra hiện tượng đi tiểu buốt, tiểu rắt ở cả hai giới.
Nhịn tiểu
Đây không chỉ là thói quen gây ra hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt mà nó còn là nguyên nhân gây ra các rối loạn tiểu tiện, các bệnh lý về việc tiểu tiện.
Phần lớn những người có công việc bận rộn, đặc biệt là dân văn phòng thường ngồi nhiều với máy tính, ít đi lại và rất ngại đi tiểu tiện. Chính bởi thói quen này đã khiến các chất bài tiết ứ đọng lại, từ đó khiến các vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây ra hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt.
Lạm dụng các chất kích thích
Có khá nhiều người, đặc biệt là nam giới thường xuyên sử dụng các chất kích thích, đồ uống như trà, bia, rượu, cà phê… mà không biết rằng, thói quen này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến thận, bàng quang. Từ đó, không chỉ đi tiểu nhiều lần mà người bệnh còn gặp phải hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt.
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Với những người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh, ăn uống, nghỉ ngơi thất thường, thường xuyên thức khuya, sức đề kháng giảm, lười uống nước, mặc đồ lót chật chội… cũng sẽ gặp phải hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt.
Nguyên nhân khác
Ngoài ra, đi tiểu buốt, tiểu rắt cũng bắt nguồn từ những nguyên nhân khác như do biến chứng từ các thủ thuật ở đường tiết niệu, dị ứng với các sản phẩm vệ sinh, uống nhiều nước ngọt trước khi đi ngủ, tập thể thao với tần suất lớn…
Đi tiểu buốt tiểu rắt là bệnh gì
Ngoài nguyên nhân là do thói quen sinh hoạt, đi tiểu buốt, tiểu rắt cũng có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Những bệnh lý đó hầu hết đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh sản của người bệnh. Cụ thể, dưới đây là những nguyên nhân bệnh lý gây ra hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt:
Viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo là hiện tượng sưng, viêm ở ống niệu đạo dẫn đến biểu hiện đau buốt, khó khăn, điển hình là đi tiểu buốt, tiểu rắt do vi khuẩn gây ra. Đây là một trong những loại bệnh về đường tiết niệu phổ biến ở cả nam giới, nữ giới.
Số lượng người mắc phải căn bệnh này ngày càng tăng cao. Đặc biệt, đối tượng dễ mắc phải bệnh thường là những người có đời sống tình dục bừa bãi, quan hệ tình dục không an toàn hoặc quan hệ với người mắc bệnh viêm nhiễm.
Bệnh viêm niệu đạo chủ yếu là do vi khuẩn Escherichia coli gây ra. Ngoài ra, cũng còn một số loại vi khuẩn khác gây ra tình trạng viêm nhiễm ở niệu đạo như Trichomonas, Neisseria gonorrhoeae, nấm men, Chlamydia trachomatis…
Ngoài ra, bệnh cũng bắt nguồn từ việc dị ứng với các hóa chất, sản phẩm vệ sinh vùng kín, quan hệ tình dục không an toàn, không vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, nhịn tiểu, uống ít nước…
Khi bị viêm niệu đạo, người bệnh sẽ có một số triệu chứng, biểu hiện như:
- Đi tiểu buốt, tiểu rắt nhiều lần kèm biểu hiện nóng rát khi đi tiểu.
- Luôn có cảm giác buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần dù là ban ngày hay ban đêm.
- Đi tiểu nhiều lần kèm biểu hiện tiểu ngắt quãng, lượng nước tiểu ra rất ít vào mỗi lần đi tiểu.
- Đi tiểu thấy có màu đục, đôi khi đi tiểu ra máu.
- Tại lỗ niệu đạo có dấu hiệu sưng đỏ, ngứa ngáy liên tục.
- Bộ phận sinh dục tiết ra nhiều dịch nhầy bất thường.
- Bị đau mỗi khi quan hệ.
- Các biểu hiện khác bao gồm đau âm ỉ ở bụng dưới, đau vùng thắt lưng, người mệt mỏi, chán ăn, nóng ran ở niệu đạo…
Viêm niệu đạo là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, nếu không được phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm các cơ quan lân cận, suy thận mãn tính, vô sinh hiếm muộn…
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang (tên gọi khác là nhiễm trùng bàng quang) là hiện tượng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn có thể đi ngược lên khu vực bàng quang rồi phát triển, gây ra tình trạng viêm nhiễm, nhiễm khuẩn tại niêm mạc của bàng quang.
Căn bệnh này thường gây ra nhiều khó chịu, đau đớn hoặc có thể gây ra nhiều biểu hiện nghiêm trọng hơn nếu tình trạng viêm có thể lan ngược lên thận.
Bệnh do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu vẫn là do vi khuẩn E. coli xâm nhập vào bàng quang khi sức đề kháng suy giảm. Ngoài ra, cũng có một số loại vi khuẩn khác có thể sinh sôi, phát triển gây viêm ở bàng quang như Mycoplasma, Chlamydia…
Bên cạnh đó, bệnh viêm bàng quang cũng bắt nguồn từ một số yếu tố khác như: Do biến chứng của bệnh sỏi thận, tiểu đường, các tổn thương ở tủy sống, tác dụng phụ của việc hóa trị, xạ trị ung thư, bị dị ứng với các sản phẩm vệ sinh vùng kín.
Các biểu hiện, triệu chứng của bệnh viêm bàng quang rất dễ để nhận biết. Do đó, mọi người nên chú ý quan sát để kịp thời đi thăm khám, chữa trị bệnh ngay:
- Đi tiểu buốt, tiểu rắt kèm cảm giác nóng rát mỗi khi đi tiểu.
- Liên tục muốn đi tiểu nhưng số lượng nước tiểu ra ít.
- Có cảm giác buồn tiểu kèm tiểu gấp, cần đi tiểu ngay.
- Đi tiểu ra dịch mủ lạ, đôi khi đi tiểu ra máu. Nước tiểu có mùi hôi tanh khó chịu.
- Bị đau mỏi ở vùng giữa lưng, vùng bụng dưới hoặc đau ở cả hai bên lưng.
- Trường hợp vi khuẩn lan đến thận, bệnh nhân có thể bị ớn lạnh kèm sốt, buồn nôn.
Không chỉ khiến bệnh nhân cảm thấy sợ hãi, hoang mang và làm suy giảm chất lượng công việc, cuộc sống, bệnh viêm bàng quang còn gây ra rất nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như viêm bàng quang mãn tính, viêm bể thận, viêm đài bể thận làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Viêm đường tiết niệu
Đây cũng là một trong những bệnh lý khiến người bệnh bị đi tiểu buốt, tiểu rắt rất khó chịu. Theo nghiên cứu, tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu phần lớn là do E. Coli gây ra (chiếm hơn 80% các trường hợp), còn lại là vi khuẩn Chlamydia, vi khuẩn lậu, vi khuẩn lao… gây ra.
Thói quen vệ sinh không sạch sẽ, đúng cách là nguyên nhân khiến mầm bệnh xâm nhập từ hậu môn sang đường tiểu, sau đó gây ra tổn thương, viêm nhiễm ở khu vực này. Bên cạnh đó, những nam giới bị dài, hẹp bao quy đầu nhưng không cắt bao quy đầu hoặc không chú ý vệ sinh bao quy đầu thường là đối tượng dễ mắc phải bệnh.
Ở nam giới và nữ giới, các biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu khá giống nhau, cụ thể:
- Biểu hiện điển hình đầu tiên của bệnh viêm đường tiết niệu là đi tiểu buốt, tiểu rắt, có các cơn đau buốt, cảm giác nóng rát mỗi khi tiểu tiện.
- Thường xuyên, liên tục muốn đi tiểu, đi tiểu nhiều hơn bình thường. Dù lượng nước tiểu ra ít nhưng luôn có cảm giác buồn tiểu.
- Xuất hiện cảm giác đau buốt giống kim châm giữa những lần đi tiểu tiện.
- Dù thường xuyên đi tiểu nhưng lượng nước tiểu ra ít, không như bình thường.
- Nước tiểu có màu đục kèm theo mùi hôi khó chịu. Các trường hợp bệnh chuyển sang mức độ nặng, màu nước tiểu sẫm hơn so với bình thường.
- Đau nhức ở vùng bụng dưới, đôi khi bị đau ở vùng thắt lưng.
- Đối với trường hợp viêm nhiễm lan lên khu vực thận, bệnh nhân còn có cảm giác ớn lạnh, buồn nôn, sốt, nôn ói…
Bệnh nhân khi mắc phải bệnh viêm đường tiết niệu thì nên chủ động đi thăm khám, chữa trị ngay bởi bệnh rất dễ tái phát và có thể tiến triển sang mức độ nặng. Trường hợp chữa trị muộn, đường tiết niệu có thể bị tổn thương kèm theo biến chứng nhiễm trùng thận cực kỳ nguy hiểm.
Sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang chủ yếu bắt nguồn từ các các thành phần có trong nước tiểu tích tụ, lắng đọng lại và kết tinh với nhau. Theo nhiều nghiên cứu, có đến 80% các trường hợp là do sỏi từ niệu quản, thận rơi xuống hoặc là do tắc nghẽn tại niệu đạo, khu vực bàng quang.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sỏi bàng quang như do việc đặt vòng tránh thai, ống thông tiểu… không đảm bảo điều kiện an toàn, các tổn thương, viêm nhiễm ở bàng quang hoặc do phì đại tuyến tiền liệt.
Phần lớn các trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu, viên sỏi còn nhỏ thường không có biểu hiện, triệu chứng. Tuy nhiên, khi các viên sỏi tăng nhanh về kích thước sẽ gây ra nhiều biểu hiện khó chịu cho bệnh nhân như:
- Đi tiểu buốt tiểu rắt nhiều lần vào ban ngày. Tuy nhiên, lượng nước tiểu ra rất ít, không nhiều.
- Luôn luôn muốn đi tiểu, đặc biệt là mỗi khi vận động mạnh hoặc vào ban đêm.
- Có biểu hiện tiểu ngắt – tiểu ngừng rất khó chịu kèm theo các cơn đau buốt mỗi khi đi tiểu.
- Màu nước tiểu thay đổi nhanh chóng, thường có màu vàng nâu hoặc có màu tối bất thường.
- Trong nước tiểu có lẫn tia máu tươi.
- Có các cơn đau quặn ở vùng bụng dưới rốn.
Sỏi bàng quang không chỉ đơn giản làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khiến quá trình chữa trị trở nên khó khăn, phức tạp hơn, gây tốn kém nhiều về tiền bạc, công sức.
Viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt là bệnh nam khoa chỉ tình trạng viêm, nhiễm trùng xảy ra ở tuyến tiền liệt. Bệnh có mức độ phát triển nhanh chóng, có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống tình dục và sức khỏe sinh sản.
Ở cấp độ nhẹ của bệnh viêm tuyến tiền liệt, nếu phát hiện và chữa trị kịp thời thì có thể chữa khỏi bệnh. Còn trường hợp bệnh chuyển sang cấp độ nặng, bệnh kéo dài liên tục, dai dẳng và khó chữa trị dứt điểm.
Theo nhiều nghiên cứu, phần lớn các trường hợp viêm ở tuyến tiền liệt là do vi khuẩn gram âm, điển hình là vi khuẩn Escherichia coli. Ngoài ra, còn một số loại vi khuẩn khác như Chlamydia, vi khuẩn lậu, vi khuẩn giang mai… cũng là tác nhân gây ra bệnh.
Bên cạnh đó, bệnh viêm tuyến tiền liệt cũng bắt nguồn từ một số yếu tố như do thói quen sinh hoạt tình dục không lành mạnh, các tổn thương ở tuyến tiền liệt hoặc do bệnh nhân mắc phải các bệnh viêm nhiễm nam khoa, sức đề kháng suy giảm…
Bệnh nhân khi mắc phải bệnh viêm tuyến tiền liệt thường có một số dấu hiệu, triệu chứng điển hình như:
- Thói quen đi tiểu thay đổi, thường xuyên muốn đi tiểu, đặc biệt là đi tiểu nhiều hơn về ban đêm.
- Có biểu hiện đi tiểu buốt, tiểu rắt, cảm thấy đau mỗi khi đi tiểu.
- Đau nhức, sưng ở bộ phận sinh dục, vùng bìu, khu vực bẹn.
- Có hiện tượng đau buốt, khó chịu mỗi khi xuất tinh. Thậm chí là nhiều trường hợp còn thấy xuất tinh ra máu.
- Không có ham muốn, khoái cảm mỗi khi quan hệ, ham muốn tình dục suy giảm.
- Tâm trạng mệt mỏi, lo lắng, người mệt mỏi, ớn lạnh, ăn uống không ngon miệng…
- Trường hợp bệnh ở mức độ nặng, người bệnh còn bị đau ở tinh hoàn, vùng bụng dưới, đau vùng thắt lưng, có lẫn máu trong nước tiểu mỗi khi đi tiểu.
Phì đại tuyến tiền liệt
Đây là một căn bệnh có nhiều tên gọi khác như u xơ tiền liệt tuyến, tăng sản lành tính tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt. Bệnh xảy ra do các tế bào ở tuyến tiền liệt phát triển, tăng sinh nhanh chóng, không kiểm soát được.
Bệnh lý này thường gặp ở nam giới từ 40 tuổi trở lên, chiếm khoảng 45 – 70% các trường hợp. Bên cạnh đó, những đối tượng có các bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch, bệnh về đường hô hấp, tiểu đường… thường có nguy cơ cao mắc phải bệnh.
Hiện tại, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra một số yếu tố gây bệnh như do di truyền, tuổi tác, mắc bệnh thừa cân, béo phì, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, do lạm dụng bia rượu…
Ban đầu, bệnh nhân khi mới mắc phải bệnh thường không có biểu hiện, dấu hiệu do khối u lúc đó còn nhỏ. Đến khi bệnh chuyển sang mức độ nặng, tức là khi khối u phát triển với kích thước lớn, bệnh nhân mới nhận thấy rõ những biểu hiện, dấu hiệu của bệnh như:
- Đi tiểu buốt, tiểu rắt liên tục, thường xuyên trong ngày, đặc biệt là đi tiểu nhiều về ban đêm.
- Mỗi lần đi tiểu, lượng nước tiểu của bệnh nhân thường ít hơn 150ml.
- Tiểu tiện khó khăn, tia nước tiểu nhỏ, thậm chí là ra từng giọt nhỏ.
- Lượng nước tiểu không ra hết dù thường xuyên có cảm giác buồn tiểu. Sau khi đi tiểu vẫn còn cảm giác bí bách, muốn đi tiểu tiếp.
- Đi tiểu không tự chủ, nước tiểu dễ bị rỉ ra ngoài.
- Có cảm giác đau nhức, buốt mỗi khi đi tiểu.
- Kích thước tuyến tiền liệt thay đổi tùy vào từng trường hợp, thường dao động từ 30 – 80g.
Phì đại tuyến tiền liệt là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, khi khối u xơ phát triển lớn sẽ chèn ép vào đường tiết niệu gây bí tiểu, tiểu khó. Thậm chí, bệnh còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống tình dục và dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.
Bệnh lậu
Ngoài những bệnh lý kể trên, dấu hiệu bệnh lậu điển hình là đi tiểu buốt, tiểu rắt và đây lại là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm.
Tác nhân gây ra loại bệnh xã hội này là song cầu khuẩn lậu, tên tiếng anh là Neisseria Gonorrhoeae. Chúng thường gây ra bệnh lậu qua việc giao hợp không an toàn, lây từ mẹ sang con hoặc lây qua các tiếp xúc gián tiếp, lây qua vết thương, vết xước hở.
Khi mắc phải bệnh lậu, bệnh nhân sẽ có một số biểu hiện, triệu chứng sau:
- Đi tiểu buốt, tiểu rắt nhiều lần, liên tục kèm cảm giác khó chịu mỗi khi đi tiểu.
- Nước tiểu có mùi tanh hôi khó chịu. Nếu để ý còn thấy trong nước tiểu có màu đục hơn, thậm chí là có dây lậu mủ trong nước tiểu.
- Chảy ra nhiều dịch mủ giống nhựa chuối ở bộ phận sinh dục. Riêng ở nam giới, dịch mủ chảy ra từ lỗ sáo và chảy ra vào mỗi sáng sớm.
- Sưng tấy, đau nhức ở bộ phận sinh dục.
- Đau mỗi khi quan hệ tình dục, thậm chí nhiều trường hợp còn bị chảy máu khi xuất tinh (ở nam giới).
- Đau dọc phần niệu đạo, đau dọc xuống vùng sống lưng, vùng bụng dưới.
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, sốt, ớn lạnh, nổi nhiều hạch bẹn…
Như nhiều bệnh xã hội khác, lậu là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm bởi nếu không được chữa trị, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều tác hại như nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp, viêm nhiễm, thậm chí là vô sinh, khó có con. Do đó, khi nghi ngờ, cần đi khám bệnh lậu sớm để được xét nghiệm và điều trị kịp thời.
Ngoài những bệnh lý kể trên, đi tiểu buốt, tiểu rắt cũng là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, bệnh nhân nên chủ động đi thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán, tư vấn cụ thể.
Cách chữa trị tiểu buốt, tiểu rắt
Để biết chính xác cách chữa tiểu buốt, tiểu rắt, bệnh nhân nên chủ động tới cơ sở, địa chỉ y tế tin cậy để bác sĩ chuyên khoa thăm khám, đưa ra kết luận cụ thể. Hiện tại, tùy vào từng nguyên nhân gây ra biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt mà có những cách chữa khác nhau, cụ thể:
Chữa trị tiểu buốt, tiểu rắt bằng thuốc
Thông thường, đối với những trường hợp đi tiểu buốt, tiểu rắt ở mức độ nhẹ, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc để điều trị. Phần lớn thuốc dùng để chữa tiểu buốt, tiểu rắt là các loại thuốc kháng sinh có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng, giúp ức chế mầm bệnh phát triển.
Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ kê loại thuốc kháng sinh với liều lượng, cách sử dụng cụ thể cho người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể được bác sĩ kê thêm một số loại thuốc khác giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Thuốc chữa tiểu buốt, tiểu rắt tuy cho kết quả điều trị cao nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ nếu lạm dụng. Do đó, bệnh nhân trong thời gian chữa bệnh bằng thuốc cần tham khảo kỹ ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
Sử dụng cách chữa tiểu buốt dân gian
Ngoài dùng thuốc, người bệnh cũng có thể tham khảo một số cách chữa tiểu buốt, tiểu rắt tại nhà bằng các cách dân gian dưới đây:
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi là một loại rau có tính lạnh, vị chua, có tác dụng nhuận tràng tốt và thường được sử dụng để chữa chứng đi tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu liên tục, đau bụng, kiết lỵ…
Bệnh nhân có thể chuẩn bị sẵn một nắm lá rau mồng tơi đem rửa sạch, sau đó đun cùng một chút nước rồi để sôi khoảng 5 phút. Sau đó, tắt bếp và chắt lấy phần nước để uống hàng ngày, nên sử dụng trong vòng 1 tuần.
Bột sắn dây
Loại bột này được rất nhiều người yêu thích bởi nó tính mát và được dùng để làm nước giải khát. Ngoài ra, bột sắn dây cũng có tác dụng hiệu quả trong việc chữa bệnh tiểu đường, thông đường tiết niệu, thanh nhiệt, chữa đi tiểu buốt, tiểu rắt, giải rượu…
Cách sử dụng bột sắn dây để chữa chứng tiểu buốt, tiểu rắt như sau: Lấy khoảng 10g bột sắn dây pha cùng nước ấm để uống hàng ngày.
Bí đao
Không chỉ dùng để chế biến món ăn, quả bí đao cũng là một trong những loại nguyên liệu được sử dụng để chữa tiểu buốt, tiểu rắt hiệu quả.
Với cách này, người bệnh cần gọt vỏ sẵn một nửa quả bí đao, sau đó giã hoặc ép lấy nước rồi uống trực tiếp, có thể cho vào một chút muối để dễ uống hơn.
Cây mã đề
Loại cây này chủ yếu được dùng để làm rau ăn kèm và để chữa trị một số bệnh lý như tiểu buốt, tiểu rắt và các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu.
Cách thực hiện: Chuẩn bị sẵn mã đề, rễ cỏ tranh, rau má, râu ngô, bồ công anh và cam thảo rồi rửa sạch, để ráo nước. Tiếp theo, cho những nguyên liệu này vào nồi rồi sắc lấy nước để uống như bình thường.
Cách chữa trị tiểu buốt, tiểu rắt bằng phương pháp ngoại khoa
Những trường hợp đi tiểu buốt, tiểu rắt ở mức độ nặng, bệnh kéo dài không thuyên giảm và việc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả, người bệnh cần đi thăm khám cụ thể để bác sĩ chuyên khoa tư vấn cho cách chữa thích hợp nhất.
Dưới đây là một số phương pháp ngoại khoa chữa tiểu buốt, tiểu rắt cụ thể dành cho bệnh nhân:
Chữa tiểu buốt, tiểu rắt do viêm niệu đạo, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang
Với trường hợp đi tiểu buốt, tiểu rắt do viêm bàng quang, viêm niệu đạo, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh chữa trị bằng hệ thống quang dẫn CRS. Đây là một trong những phương pháp hiện đại hiện nay được sử dụng để hỗ trợ chữa trị các loại bệnh về đường tiết niệu.
Hệ thống quang dẫn CRS sử dụng sóng điện cao tần nhằm tác động vào khu vực viêm nhiễm, từ đó sản sinh ra nhiệt để tiêu diệt, loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp tăng khả năng hấp thụ thuốc, ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc và giúp ngăn chặn khả năng tái phát một cách hiệu quả.
Ưu điểm nổi bật của hệ thống quang dẫn CRS:
- Giúp kiểm tra và điều trị bệnh nhanh chóng.
- Hỗ trợ tiêu diệt nhanh gọn vị trí, khu vực có viêm nhiễm.
- Không gây tổn thương các khu vực lân cận.
- Điều trị tận gốc, nhanh chóng.
Chữa tiểu buốt, tiểu rắt do viêm tuyến tiền liệt
Trường hợp đi tiểu buốt, tiểu rắt do viêm tuyến tiền liệt, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị bằng phương pháp CIS. Đây hiện là cách điều trị viêm tuyến tiền liệt hiệu quả được các chuyên gia đánh giá cao, đồng thời được nhiều địa chỉ, phòng khám áp dụng rộng rãi.
Phương pháp hoạt động dựa trên nguyên lý xác định, định vị khu vực có mầm bệnh cư trú, sau đó loại bỏ nhanh mầm bệnh. Đồng thời, sử dụng thuốc kháng sinh thẩm thấu vào các tổn thương để giúp hỗ trợ điều trị, khắc phục dứt điểm các biểu hiện của bệnh.
Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của phương pháp CIS:
- Chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác.
- Hiệu quả điều trị cao, giúp tiêu diệt nhanh mầm bệnh.
- Không gây đau đớn, không gây tổn thương cũng như làm ảnh hưởng đến chức năng của tuyến tiền liệt.
- Giúp hồi phục nhanh chức năng, hoạt động của tuyến tiền liệt.
Chữa tiểu buốt, tiểu rắt do bệnh lậu
Còn với những trường hợp đi tiểu buốt, tiểu rắt do bệnh lậu, thường thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn điều trị bệnh lậu bằng phương pháp DHA. Phương pháp này được coi là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh lậu hiệu quả, tiên tiến hiện nay dành cho các trường hợp mắc phải bệnh.
Phương pháp này sử dụng các loại máy móc hiện đại nhằm xác định ra cấu trúc của vi khuẩn lậu, từ đó tiêu diệt nhanh gọn loại vi khuẩn đó. Đồng thời, phương pháp này cũng giúp kiểm tra mức độ lây nhiễm, độ nhạy của thuốc khi sử dụng để giúp hỗ trợ phục hồi nhanh chức năng của các cơ quan lân cận. Sau khi điều trị, hệ miễn dịch của bệnh nhân được nâng cao, giúp phòng tránh bệnh tái phát.
Một số ưu điểm của phương pháp DHA có thể kể đến như là:
- Hỗ trợ điều trị tận gốc, nhanh chóng vi khuẩn gây bệnh.
- Không gây đau đớn, khó chịu trong suốt quá trình điều trị.
- Thời gian điều trị nhanh, giúp tiết kiệm được thời gian cho bệnh nhân.
- Nâng cao hệ miễn dịch hiệu quả nhằm giúp ngăn chặn bệnh tái phát.
Lưu ý khi bị đi tiểu buốt, tiểu rắt
Bệnh nhân lưu ý, bên cạnh việc điều trị tiểu buốt, tiểu rắt thì chế độ sinh hoạt cũng là một vấn đề quan trọng để giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh cũng như giúp khắc phục các biểu hiện, triệu chứng của bệnh. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà người bệnh nên lưu ý khi bị đi tiểu buốt, tiểu rắt:
- Trong thời gian chữa tiểu buốt, tiểu rắt, người bệnh cần tuân thủ các chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.
- Không tự ý sử dụng các bài thuốc chữa tiểu buốt, tiểu rắt tại nhà khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Uống đầy đủ nước hàng ngày để giúp nước tiểu loãng hơn, từ đó giúp đẩy các vi khuẩn ra ngoài nhanh chóng.
- Nên bổ sung các loại thực phẩm tốt như các loại trái cây, rau củ chứa vitamin C như bưởi, chanh, rau má, cam, dừa…
- Vệ sinh bộ phận sinh dục đầy đủ, sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là mỗi khi đi tiểu tiện, đi đại tiện.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.
- Hạn chế uống các loại đồ uống có cồn, đồ uống chứa chất kích thích trong thời gian chữa bệnh.
Cách phòng tránh tiểu buốt, tiểu rắt
Để phòng tránh tiểu buốt, tiểu rắt, mọi người nên thực hiện một số biện pháp đơn giản tại nhà sau:
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều loại rau củ, trái cây tươi.
- Hạn chế ăn các loại đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh và các chất kích thích, đồ uống có gas…
- Nên tập thói quen uống nhiều nước, ít nhất là từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, chú ý giữ cho bộ phận sinh dục luôn khô thoáng, sạch sẽ.
- Quan hệ tình dục an toàn, nên sử dụng các biện pháp bảo vệ và nên chung thủy 1 vợ 1 chồng.
- Tránh sử dụng các loại sản phẩm, dung dịch vệ sinh có chứa chất tẩy rửa, các chất dễ gây kích ứng.
- Khi có dấu hiệu muốn đi tiểu, cần đi tiểu ngay chứ không nên nhịn tiểu.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, hợp lý. Tránh thức khuya, làm việc quá sức.
- Chủ động đi thăm khám sức khỏe định kỳ tại những địa chỉ y tế tin cậy.
- Sử dụng Bào mòn – tẩy sỏi thảo mộc
Công dụng: bào mòn và tẩy sỏi mật, sỏi thận, sỏi bàng quang, sản phẩm từ thảo mộc rất lành tính nên ngoài công dụng bài sỏi nó còn có tác dụng bổ thận, thanh lọc thận, chống các triệu chứng, đái buốt, đái giắt, đái vàng, đái đục. và giảm nguy cơ tái phát sỏi. sản phẩm có thể dùng sau khi mổ, bắn tán, sỏi để giúp thận phục hồi sau phẫu thuật chống nguy cơ tái phát các bệnh về thận.
Cách dùng: ngày 2 lần uống mỗi lần 20 viên + 1 thìa bột.
Thường dùng liệu trình 60 ngày sau đó nghỉ 10 ngày sau đó dùng tiếp lặp lại đến khi hết sỏi hoàn toàn.
Mua Bào mòn – tẩy sỏi thảo mộc ở đâu là chính hãng?
Ở thời đại 4.0 thì việc mua bán mọi thứ đều trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, quý khách chỉ cần để lại thông tin tại đây chúng tôi sẽ có chuyên gia tư vấn trực tiếp cho bạn và đặc biệt vận chuyển tận cửa nhà. Nhận hàng kiểm hàng chính hãng xong quý khách mới thanh toán vô cùng thuận tiện.
Chúng tôi cam kết sản phẩm chính hãng có đầy đủ tem mác.
Tận hưởng trải nghiệm mua sắm đẳng cấp với những sản phẩm chất lượng tại Tân Hùng Vương:
Chỉ còn 270.000đ/ Sản phẩm
Tân Hùng Vương tự hào là đơn vị chuyên phân phối sản phẩm chính hãng, đáp ứng đầy đủ tiêu chí về chất lượng cao và giá cả ổn định. Với cam kết đảm bảo về nguồn gốc và xuất xứ, nói không với hàng giả hàng nhái, Tân Hùng Vương không ngừng cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ, mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Liên hệ chúng tôi qua 0985 902 972 – 0335 151 331 (Mrs. Phương) hoặc Email: [email protected] để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.
Bài viết liên quan: