Các loại cây chữa bệnh xương khớp: 9 thảo dược hiệu quả, an toàn

Các loại cây chữa bệnh xương khớp theo Đông y là phương pháp được nhiều người lựa chọn để cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm ở khớp xương. Ưu điểm của phương pháp trị bệnh này là nguyên liệu thiên nhiên lành tính, rẻ tiền, rất dễ tìm kiếm, có thể thực hiện đơn giản ngay tại nhà mà vẫn mang đến hiệu quả khá tốt.

Bài thuốc từ các loại cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp được lưu truyền rộng rãi nhưng hiệu quả và cách thực hiện như thế nào thì không phải ai cũng biết rõ. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu và khám phá trong bài viết ngay sau đây nhé!

Các loại cây chữa bệnh xương khớp quen thuộc ngay trong vườn nhà

1. Cây cúc la mã (Matricaria chamomilla

Khi nhắc đến cây Cúc La Mã chắc hẳn nhiều người sẽ thấy lạ tai, nhưng thực tế đó là tên gọi khác của Dương cam cúc – một vị thuốc quen thuộc của y học cổ truyền. Loài cúc này được sử dụng làm trà thảo dược và điều trị đau khớp từ rất lâu trước đây. Cụ thể, phần hoa khô của cây được dùng điều trị đau và viêm do thấp khớp, viêm đau khớp do gout. Đã có thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân viêm khớp gối, cho thấy hoa cúc la mã giúp giảm đáng kể nhu cầu phải sử dụng thuốc giảm đau paracetamol mà không gây tác dụng phụ.

Ngoài ra, cúc la mã cũng được chứng minh có tác dụng tốt trên tiêu hoá, làm dịu cơn đau dạ dày, giảm triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích; làm đẹp da, giảm stress, giúp ngủ ngon, giúp ổn định đường huyết…

Sử dụng cúc la mã để pha trà uống vào buổi sáng, hoặc dùng tinh dầu chiết xuất từ hoa cúc.

Cúc la mã nằm trong danh sách các các loại cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp an toàn, tuy nhiên vẫn cần thận tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng trà cúc La Mã:

  • Những người dị ứng với hoa cúc La Mã, ngay cả những hoa họ cúc
  • Tránh dùng trà cúc La Mã trong thời kỳ mang thai vì nó có thể kích thích dạ con làm tăng nguy cơ sẩy thai.
  • Những người bị chứng rối loạn xuất huyết hay đang dùng các thuốc chống đông máu không được khuyến cáo vì trà hoa cúc chứa hợp chất coumarin làm tăng nguy cơ xuất huyết.
  • Trà cúc La Mã còn gây buồn ngủ nên cần lưu ý sử dụng khi lái xe hay vận hành máy móc. Uống với liều lượng cao có thể gây nôn mửa và những phản ứng ngoài da đối với nhiều người.

2. Cây lá lốt

Cây lá lốt (Tên khoa học: Piper lolot C. DC) là một loài cây thân thảo thuộc họ hồ tiêu và được xem là cây thuốc trị đau nhức xương khớp. Theo Đông y, lá lốt có vị cay nồng, tính ấm với công dụng là ôn trung tán hàn, kiện tỳ tiêu thực và chỉ thống, giúp hỗ trợ chữa các bệnh về xương khớp, phong thấp, khó tiêu, đầy bụng, mồ hôi tay chân. Còn trong y học hiện đại, tinh dầu lá lốt chứa nhiều hoạt chất có khả năng sát trùng, giảm đau và chống viêm hiệu quả.

Từ lâu, nhiều người đã áp dụng các bài thuốc từ lá lốt chữa đau nhức xương khớp. Gồm:

  • Sử dụng lá lốt phơi khô rồi sắc lấy nước uống để chữa xương khớp nhức mỏi, ngày 15 – 30g trong 7 – 14 ngày.
  • Ngâm cả cây lá lốt với rượu trắng trong một tháng, sau đó dùng xoa bóp ngoài.
  • Lấy 30g lá lốt tươi đem nấu sôi với nước, thêm muối và ngâm chân tay khi còn ấm.

3. Gối Hạc

Gối hạc (Tên khoa học: Leea rubra Blume ex Spreng) hay còn có tên gọi khác là cây gối, gối đơn, cây mũn, là một trong các loại cây chữa bệnh xương khớp khá hiệu quả. Theo Đông y, cây gối hạc có vị đắng, tính mát, quy kinh phế, tỳ, vị; có tác dụng tiêu sưng, thông huyết, kháng viêm và giảm đau.

Loại thảo dược này được sử dụng phổ biến trong việc điều trị chứng tê bì chân tay, phong thấp, đau nhức xương khớp, sưng đầu gối, đau bụng và rong kinh.

Sử dụng rễ và thân cây gối hạc tươi hoặc sấy khô sắc nước uống hay ngâm rượu thoa ngoài da để trị thấp khớp và sưng khớp. Liều dùng hàng ngày khoảng 10-16g.

Lưu ý là không dùng cây Gối hạc cho phụ nữ có thai, người có tỳ vị hư hàn hay đi ngoài sống phân cũng không nên sử dụng loại dược liệu này trong thời gian dài.

  1. Các loại cây chữa bệnh xương khớp: Đừng bỏ qua ngải cứu

Theo Y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, vị cay đắng, có tác dụng giảm đau, làm ấm kinh, đuổi hàn thấp, an thai và cầm máu. Ngải cứu là một trong các loại cây chữa bệnh xương khớp do phong hàn xâm nhập, khí huyết kém lưu thông hay do các bệnh lý khác.

Trong y học hiện đại, cây ngải cứu chứa hoạt chất flavonoid có tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, ngải cứu còn chứa 2 chất kháng viêm tự nhiên là asinthin và anabsinthine, cùng hàm lượng tinh dầu có khả năng gây tê tự nhiên. Ngoài ra, trong ngải cứu còn có chứa tamin có tác dụng chống phù nề, mineol chống xơ hóa, giảm đau, làm mềm gân, thyon có tác dụng kích thích gân cơ, dây chằng giúp phục hồi cử động, và một số thành phần khác giúp kích thích và tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai của cơ bắp, giảm viêm sưng, thông mạch. Nhờ đó, ngải cứu được sử dụng như một trong các loại cây chữa bệnh xương khớp, giảm tình trạng sưng tấy, nóng đỏ khá hiệu quả.

Một số bài thuốc chữa xương khớp từ ngải cứu bao gồm:

  • Ngải cứu và giấm: Sử dụng hỗn hợp ngải cứu giã nát và giấm đem đi làm nóng lên rồi cho vào túi chườm. Sau đó, chườm hỗn hợp lên vùng da đang bị đau nhức. Thực hiện 2-3 lần/ngày và mỗi lần khoảng 15 phút để giảm bớt cảm giác khó chịu. Lưu ý không được để nhiệt độ quá nóng gây bỏng da.
  • Ngải cứu và mật ong: Xay nhuyễn lá ngải cứu, cho thêm mật ong vào khuấy đều và uống hết trong ngày. Uống liên tục trong 1-2 tuần sẽ thấy hiệu quả giảm đau rõ rệt.
  • Ngải cứu sao muối, gừng: Dùng 1 nắm lá ngải cứu già đảo trên chảo nóng, thêm một ít muối hạt lớn và khoảng 5 lát gừng sẻ. Khi các nguyên liệu nóng già, đổ ra khăn hoặc túi chườm. Sau đó chườm hỗn hợp lên vùng bị đau. Khi nguội có thể sao lại để làm nóng. Phương pháp này áp dụng hiệu quả cho các trường hợp đau do lạnh.

Lưu ý:  – Không dùng ngải cứu quá dài ngày mà chưa biết rõ nguyên nhân gây đau xương khớp.

             -Những người nhiệt âm hư, cao huyết áp cần thận trọng khi dùng.

– Ngải cứu có nguy cơ gây sảy thai cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, nên không dùng ngải cứu cho đối tượng phụ nữ mang thai.

5. Cà Gai Leo

Cà gai leo (Tên khoa học: Solanum procumbens Lour), một loại cây thuộc họ Cà (Solanaceae) và là một trong các loại cây chữa bệnh xương khớp khá hiệu quả mà ít người biết đến. Theo Đông Y, cà gai leo có vị cay, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, đau lưng, nhức xương, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu, trị rắn độc cắn, viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ. Dân gian thường sử dụng cà gai leo trong các bài thuốc chữa xương khớp đau nhức do viêm khớp, thoái hóa xương khớp, phong thấp,…

Thực hiện bài thuốc chữa xương khớp từ cây gai leo cũng khá đơn giản: Sử dụng cây cà gai leo đã rửa sạch, cắt khúc, phơi khô, sao vàng nấu với 2 lít nước sôi cho đến khi sắc lại còn 1 lít. Dùng để uống hàng ngày nhằm giúp cải thiện chứng đau nhức xương khớp.

6. Cây nha đam

Cây nha đam (Tên khoa học: Aloe spp) hay còn có tên gọi khác là lô hội. Nha đam chứa nhiều vitamin A, B, C, E, chất chống oxy hóa và chống viêm. Theo Y học cổ truyền, nha đam có vị đắng, tính hàn, quy kinh can, vị, đại trường. Từ lâu, nha đam vẫn thường được dùng là một loại thảo dược giúp làm đẹp da, thanh nhiệt, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, việc sử dụng nha đam như một cây thuốc đắp xương khớp cũng khá hiệu quả, giúp kháng viêm, giảm đau trong trường hợp bị sưng viêm do đau nhức xương khớp.

7. Củ nghệ

Từ lâu nghệ đã quá quen thuộc với mọi người vì những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Nhắc đến các loại cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp quen thuộc thì không nên bỏ qua vị dược liệu này.

Các nghiên cứu phát hiện ra rằng hợp chất curcumin và các dẫn xuất của nó trong củ nghệ được biết đến với tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và giảm đau. Một nghiên cứu của Kuptniratsaikul được đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ tháng 10/2020 cho biết, tác dụng ngắn hạn của curcumin có hiệu quả cao đối với bệnh viêm khớp gối. Cụ thể là giảm đau đầu gối, giảm viêm và thoái hóa khớp. Hiệu quả này tương đương với việc sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm trong viêm khớp như diclofenac, ibuprofen nhưng an toàn và ít tác dụng phụ hơn.

Theo Y học cổ truyền, củ nghệ vàng hay còn gọi là khương hoàng thuộc nhóm thuốc phá huyết, giúp khí huyết lưu thông từ đó làm cải thiện tình trạng ứ trệ, tắc trở ở cân cơ kinh lạc, chữa chứng sung huyết do sang chấn, đau khớp, đau dây thần kinh…

Bạn có thể thêm nghệ tươi vào bữa ăn, ngâm rượu nghệ xoa bóp ngoài, hoặc sử dụng một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ curcumin.

8. Cây trinh nữ

Cây trinh nữ (Tên khoa học: Mimosa pudica L.), còn được biết đến với tên gọi khác là cây mắc cỡ hay xấu hổ. Đây là một trong các loại cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp được dùng khá phổ biến trong dân gian. Theo Y học cổ truyền, cây trinh nữ được gọi là Hàm Tu Thảo, có vị ngọt, tính hàn, công dụng là giúp chống viêm, giảm đau, an thần, lợi tiểu.

Thân và rễ cây trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm . Liều lượng 20-30g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày giúp chữa đau nhức xương khớp, thấp khớp, viêm khớp, chân tay tê bại. Ngoài ra, nhiều nơi sử dụng trinh nữ nấu thành cao lỏng, mỗi khi dùng sẽ pha với rượu uống. Hoặc cũng có thể dùng trinh nữ phối hợp với các vị thuốc khác trở thành bài thuốc trị đau nhức xương khớp.

Lưu ý, tuyệt đối không dùng cây trinh nữ cho phụ nữ mang thai, người bị suy nhược hay có thể trạng yếu.

Ngoài ra, cây xấu hổ còn dùng điều chế trong Hoàng Trà XK tốt cho người có đang mắc các vấn đề và xương khớp, đau lưng nhức mũi, thần kinh tọa, chân tay tê bì, thoái hóa các khớp…

Hoàng Trà XK ( TRÀ XƯƠNG KHỚP HỘP 40 TÚI LỌC )

1/ Đối tượng sử dụng:
– Tốt cho người có đang mắc các vấn đề và xương khớp, đau lưng nhức mũi, thần kinh tọa, chân tay tê bì, thoái hóa các khớp…
– Người bình thường dùng trong các vấn đề bảo vệ sức khỏe
– Không nên dùng ở độ tuổi dưới 20, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, hoặc có thể gọi tư vấn của thầy thuốc)

2/ Thành phần ( Công thức cho 1 hộp trà túi lọc 200g)
– Cấu tích:15g
– Gấm: 15g
– Thiên niên kiện:15g
– Tô mộc: 15g
– Ngũ gia bì:15g
– Cỏ xước: 10g
– Xấu hổ: 10g
– 1 số thảo mộc gia truyền khác : 100g

3/ Hướng dẫn sử dụng:
– Sản phẩm dùng tốt cho sức khỏe và không giới hạn dùng
– Thành phần lành tính và không gây tác dụng phụ.
* Người bình thường: ngày 2-5 lần, mỗi lần dùng 1 túi lọc hãm với 300ml nước sôi.
* Người mắc các vấn đề về xương khớp tùy theo độ nặng nhẹ: ngày 5-10 lần, mỗi lần dùng 1 túi lọc hãm với 100ml nước sôi.

4/ Lưu ý:
– Có thể dùng chung với thuốc Tây điều trị
– Không nên sử dụng khi dùng thuốc Đông Y khác.
– Trong quá trình dùng trà xương khớp nên có chế độ dinh dưỡng, ăn uống phù hợp, và tránh các thực phẩm sau (nếu được).
+ Rau lang, rau muống, các loại dưa cà muối, bí xanh.
+ Các loại đồ nếp, chuối tiêu, giềng mẻ mắm tôm.
+ Thịt gà, cá chép, baba, canh cua

5/ Bảo quản:
– Để nơi khô thoáng nhiệt độ không quá 30 độ C.
– Tránh nơi có ẩm ướt có nguồn nhiệt cao.

Hoàng Trà XK ( TRÀ XƯƠNG KHỚP HỘP 40 TÚI LỌC )

GIÁ GỐC LÀ : 350.000 ₫/ Hộp – 40 túi

Đặt mua ngay tại Tân Hùng Vương  được ưu đãi cực sốc như sau:

CHỈ CÒN : 300.000đ/ Hộp – 40 túi

Tiết kiệm: 50.000 ₫

Sản phẩm không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc xin cảm ơn!

Tân Hùng Vương tự hào là đơn vị chuyên phân phối sản phẩm chính hãng, đáp ứng đầy đủ tiêu chí về chất lượng cao và giá cả ổn định. Với cam kết đảm bảo về nguồn gốc và xuất xứ, nói không với hàng giả hàng nhái, Tân Hùng Vương không ngừng cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ, mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Liên hệ chúng tôi qua 0985 902 972 – 0335 151 331 (Mrs. Phương) hoặc Email: [email protected] để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.

Bình luận