Đái tháo đường (DM) – Rối loạn nội tiết tố và chuyển hóa

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa cần được kiểm soát và theo dõi chặt chẽ để hạn chế biến chứng mù lòa, suy thận, đau tim, đột quỵ và cắt cụt chi. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin về bệnh đái tháo đường: định nghĩa, phân loại, nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, cách chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa đái tháo đường.


Đái tháo đường là tình trạng tăng glucose trong máu

1. Đái tháo đường là gì? Thông tin chung về bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường (còn gọi là tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate (glucid), protein (protid) và lipid, đặc trưng bởi tăng glucose trong máu do giảm tương đối hoặc tuyệt đối tiết insulin, hiệu quả hoạt động insulin hoặc cả hai. Khi tăng đường huyết vượt quá ngưỡng thận sẽ xuất hiện đường niệu (glucose trong nước tiểu).

Đái tháo đường gắn liền với nguy cơ phát triển các bệnh lý thận, mắt, thần kinh, tim mạch và làm tăng nguy cơ tử vong. Bệnh đái tháo đường có thể điều trị và kiểm soát được bằng cách thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và kiểm soát các bệnh đồng mắc để hạn chế biến chứng, đảm bảo sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Theo WHO, hiện nay có khoảng 422 triệu người trên thế giới mắc bệnh tiểu đường, tăng gấp 4 lần kể từ năm 1980. Chỉ tính riêng năm 2019, đái tháo đường là nguyên nhân trực tiếp gây ra 1,5 triệu ca tử vong.  Sự gia tăng của đái tháo đường một phần là do sự gia tăng của tình trạng thừa cân, béo phì và thiếu hoạt động thể chất.

Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường rất phức tạp. Phần lớn mọi người có thể phòng ngừa bệnh đái tháo đường bằng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường hoạt động thể chất, giữ cân nặng hợp lý và có lối sống lành mạnh.

2.Phân loại đái tháo đường

Theo cách phân loại đơn giản, đái tháo đường có 4 loại chính là: đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2, đái tháo đường thai kỳ và các thể đặc biệt.

a. Đái tháo đường type 1

Insulin là hormone do các tế bào beta của đảo tụy sản xuất, có nhiệm vụ điều chỉnh sự chuyển hóa carbohydrate, protein và lipid bằng cách thúc đẩy hấp thụ glucose từ máu vào tế bào. Đái tháo đường type 1 là hậu quả của quá trình phá hủy tự miễn các tế bào beta của đảo tụy, dẫn đến không có hoặc có rất ít insulin. Bệnh chiếm 10-20% các trường hợp đái tháo đường, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. 

Đái tháo đường type 1 có xu hướng gây nhiễm toan ceton dẫn đến hôn mê và tử vong. Đây là loại đái tháo đường do cơ chế tự miễn (95%) hoặc vô căn (5%), hiện chưa có biện pháp để phòng ngừa. 

b. Đái tháo đường type 2

Đái tháo đường type 2 đặc trưng bởi thiếu insulin tương đối cùng với kháng insulin. Bệnh gây ra khoảng 85% trường hợp đái tháo đường, thường gặp ở người lớn trên 30 tuổi. 

Có nhiều nguyên nhân gây ra đái tháo đường type 2 nhưng không có nguyên nhân chuyên biệt nào. Bệnh thường xuất hiện cùng một số bệnh khác như béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. Nguy cơ bệnh gia tăng theo độ tuổi, béo phì và ít vận động. Đây là loại đái tháo đường có thể phòng ngừa được. 

Phụ nữ mang thai tầm soát đái tháo đường thai kỳ 

c. Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là loại đái tháo đường được chẩn đoán ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, mà không có bằng chứng cho thấy bị đái tháo đường trước đó. 

Khoảng 1-2% phụ nữ mang thai giảm dung nạp glucose dẫn đến mức đái đường ở thời kỳ mang thai. Bệnh gây ra nguy cơ biến chứng trong quá trình mang thai và sinh nở. Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ và trẻ sinh ra có nhiều nguy cơ bị đái tháo đường trong tương lai.

d. Các thể đặc biệt khác của đái tháo đường

Các thể đặc biệt khác của đái tháo đường là:

– Khiếm khuyết di truyền chức năng tế bào beta.

– Giảm hoạt tính của insulin do gene.

– Đái tháo đường thứ phát sau bệnh lý tuyến tụy ngoại tiết: viêm tụy, chấn thương tụy, ung thư tụy, cắt tụy, xơ sỏi tụy.

– Một số bệnh nội tiết: to đầu chi (acromegaly), hội chứng Cushing, u tủy thượng thận, cường giáp, u tiết glucagon.

– Thuốc hoặc hóa chất: interferon alpha, corticoid, thiazide, hormon giáp, thuốc chống trầm cảm…

– Nhiễm khuẩn: virus sởi, quai bị, cytomegalovirus.

– Các hội chứng bất thường nhiễm sắc thể kết hợp với bệnh đái tháo đường: hội chứng Down, Klinefelter, Turner, Wolfram.

3. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LÀ GÌ?

Các triệu chứng đái tháo đường ở giai đoạn đầu có thể không xuất hiện hoặc chỉ có một vài triệu chứng không rõ ràng. Các triệu chứng xuất hiện dần theo thời gian. 

Thường ở bệnh nhân đái tháo đường type 1, các triệu chứng lâm sàng xuất hiện rầm rộ với biểu hiện sút cân nhanh chóng, đái nhiều, uống nhiều. Trong khi các triệu chứng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 diễn tiến âm ỉ, ít triệu chứng, thường chỉ tình cờ phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc nhập viện vì một lý do khác.

Các triệu chứng cảnh báo bệnh đái tháo đường là:

– Thường xuyên khát nước và cơn khát tăng dần.

– Đi tiểu nhiều.

– Mệt mỏi, giảm cân.

– Cảm giác đói nhiều, ăn nhiều (đái tháo đường type 1 khi gây biến chứng thần kinh, người bệnh có thể bị chán ăn).

– Da ngứa, khô.

– Dễ bị nhiễm trùng, vết thương lâu lành.

– Giảm thị lực, nhìn mờ.

– Chuột rút vào ban đêm, tê bì chân tay.

– Nam giới có thể bị giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương.

– Nữ giới có thể bị nhiễm trùng tiết niệu, viêm âm đạo, rối loạn kinh nguyệt.

– Người lớn tuổi có thể bị lú lẫn, chóng mặt, ngã (do mất nước).

Hầu hết phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ không có triệu chứng. Một số trường hợp có biểu hiện thấy khát, đi tiểu nhiều hơn.

4. AI CÓ NGUY CƠ BỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?

 
Người bị tăng huyết áp có nguy cơ bị đái tháo đường type 2

Cả gene và yếu tố lối sống đều đóng một vai trò nào đó gây ra đái tháo đường. Trong khi đái tháo đường type 1 chủ yếu xảy ra do cơ chế tự miễn thì nguy cơ của đái tháo đường type 2 chủ yếu là do lối sống không lành mạnh.

Một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 là:

– Trẻ em và thanh thiếu niên.

– Tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường type 1.

– Mang một số gene nhất định liên quan đến bệnh.

Những đối tượng có nguy cơ bị tiểu đường type 2 là:

– Trên 45 tuổi.

– Chỉ số khối cơ thể BMI > 23kg/m2.

– Vòng bụng to: nam ≥ 90cm, nữ ≥ 80cm.

– Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc thuyết áp tâm trương ≥ 85 mmHg.

– Trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường type 2 (bố, mẹ, anh chị em ruột).

– Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh con nặng hơn 4kg.

– Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang.

– Từng được chẩn đoán bị tiền đái tháo đường (lượng đường trong máu tăng nhẹ, chưa đến mức chẩn đoán là đái tháo đường).

– Từng được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa.

– Rối loạn lipid máu, đặc biệt là khi chỉ số triglyceride cao và HDL-C thấp.

– Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.

– Dấu hiệu đề kháng insulin (dấu gai đen…).

5. BIẾN CHỨNG CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LÀ GÌ?

Đái tháo đường tiến triển dần theo thời gian. Nếu không được kiểm soát, đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính nguy hiểm.

Bệnh tiểu đường gây ra các biến chứng cấp tính:

– Hôn mê nhiễm toan ceton.

– Hạ glucose máu.

– Hôn mê tăng glucose máu không nhiễm toan ceton.

– Hôn mê nhiễm toan lactic.

– Các bệnh nhiễm trùng cấp tính.

Bệnh tiểu đường gây ra các biến chứng mạn tính:

– Xơ vữa động mạch vành gây nhồi máu cơ tim, hội chứng mạch vành cấp.

– Xơ vữa động mạch cảnh gây đột quỵ.

– Xơ vữa động mạch ngoại vi gây tắc mạch.

– Bệnh võng mạc đái tháo đường.

– Bệnh thận đái tháo đường.

– Bệnh thần kinh cảm giác – vận động, thần kinh tự động.

– Loét bàn chân đái tháo đường.

Đái tháo đường thai kỳ có thể gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé. Bao gồm:

– Sinh non.

-Thai chết lưu.

– Em bé bị thừa cân.

– Em bé bị vàng da hoặc mắc các vấn đề hô hấp.

– Em bé có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

– Người mẹ có nguy cơ cao bị đái tháo đường.

– Người mẹ có nguy cơ đái tháo đường thai kỳ trong những lần mang thai sau.

6. Sản phẩm dinh dưỡng cho người đái tháo đường

Thành phần:

Sữa bột béo, Sữa bột gầy, cao bột dây thìa canh, cao bột mướp đắng, cao bột sinh địa, Non-dairy creamer (bột kem béo thực vật), Isomalt, Chất xơ hòa tan, MCT, MUFA, PUFA, DHA, EPA, Omega 3, Omega 6, HMB 5mg/100g, Lactium, Choline, Beta-glucan, Taurine, L-Carnitine, Lysine, Sữa non 800mg/100g, Vitamin A, Vitamin D3, Vitamin E, Vitamin K1, Vitamin K2 (MK7), Vitamin C, Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B6, Vitamin B5, Vitamin B12, Axit folic, Vitamin PP, Vitamin H, Khoáng chất, Canxi, Photpho, Iod, Natri, Kali, Clorid, Magie, Sắt, Mangan, Selen, Đồng, Kẽm, Hương vanilla tổng hợp dùng trong thực phẩm.

Công dụng:

Sản phẩm dinh dưỡng Tot Milk Diabetes Pro của Viện nghiên cứu Ứng dụng và Phát triển Trường Đại học Hùng Vương đã được đăng ký công bố theo số 10/2022/ĐKSP về sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người đái tháo đường và tiền đái tháo đường.

– Kiểm soát tốt chỉ số đường huyết từ hệ dược liệu: Dây thìa canh, Mướp đắng, Sinh địa, Isomalt.

– Hỗ trợ sức khỏe tim mạch từ dưỡng chất: Mufa, pufa, Dha, Omega 6.

– Tốt cho hệ tiêu hóa từ: Sữa non, chất xơ Fos.

– Tăng cường sức đề kháng từ Vitamin A, C, E… và khoáng chất Magie, kẽm, selen. Tăng cường hệ xương từ khoáng chất MK7, canxi, vitamin D3

Hướng dẫn sử dụng:
– Bổ sung Vitamin và khoáng chất, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối dùng được cho người tiểu đường, tiền đái tháo đường và đái tháo đường thai kỳ
– Sản phẩm dành cho người từ 15 tuổi trở lên.
– Có thể sử dụng thay thế bữa ăn chính hoặc bữa phụ. Bổ sung cho chế độ ăn hàng

Hướng dẫn pha:
– Để pha 1 ly 220ml, cho 200ml nước nóng (45-50 độ C) vào ly. Cho 5 muỗng gạt ngang (khoảng 50g bột) khuấy đều cho đến khi bột tan hết. Ngày uống 2-3 ly, hoặc theo sự chỉ dẫn của chuyên gia, dược sỹ, bác sỹ
– Chú ý: Số lần ăn trong bảng trên chỉ mang tính chất tham khảo, có thể điều chỉnh
lượng ăn theo nhu cầu thực tế
– Pha sản phẩm không đúng cách, không đúng tỉ lệ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Sản
phẩm sau khi pha nên sử dụng hết trong vòng 1 giờ, không ăn lại phần thừa của bữa trước

Hướng dẫn bảo quản
Lon đã mở phải được đậy kín, giữ nơi khô mát nhưng không giữ lạnh. Khi đã mở lon
sử dụng trong vòng 01 tháng.

Thời hạn sử dụng:
24 tháng kể từ ngày sản xuất. Ngày sản xuất và hạn sử dụng in trên bao bì sản phẩm.

Mua Dinh dưỡng cho người đái tháo đường Tot Milk Diabetes pro 900gr chính hãng ở đâu ?

Ở thời đại 4.0 thì việc mua bán mọi thứ đều trở nên dễ dàng hơn rất nhiều quý khách hàng chỉ cần để lại thông tin tại đây chúng tôi sẽ có chuyên gia tư vấn trực tiếp cho bạn và đặc biệt vận chuyển tận cửa nhà. Nhận hàng kiểm hàng CHÍNH HÃNG xong quý khách mới phải thanh toán vô cùng thuận tiện.

Chúng tôi cam kết bán sản phẩm chính hãng có đầy đủ tem mác.

Đặt mua ngay tại https://tanhungvuong.com/ được ưu đãi cực sốc như sau:

Chỉ còn : 650.000 ₫/ Hộp

Tân Hùng Vương hân hạnh là đơn vị đáng tin cậy trong việc sản xuất và phân phối các sản phẩm, thực phẩm chăm sóc sức khỏe, mang đến cho người tiêu dùng những giải pháp bảo vệ và tăng cường sức khỏe với cam kết về giá tốt và chất lượng không ngừng cải thiện. Xem thêm sản phẩm chất lượng cao – giá tốt của chúng tôi tại https://tanhungvuong.com/

Bình luận