Mẹ bị mất sữa phải làm sao? Nguyên nhân và cách gọi sữa về.

Mẹ bị mất sữa phải làm sao, đang đau đầu tìm cách lấy lại sữa mẹ đã mất như thế nào? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây để đảm bảo đủ sữa cho con bú, mẹ nhé!

Sữa mẹ là nguồn thức ăn đầu đời giàu dưỡng chất với trẻ, vì vậy chuyên gia khuyên nên cho con bú mẹ trong 6 tháng đầu đời. Theo đó, nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và duy trì việc bú sữa mẹ đến 2 tuổi sẽ rất có lợi cho sự phát triển. So với những trẻ không bú sữa mẹ, trẻ bú sữa mẹ sẽ phát triển toàn diện và tối ưu về thể chất lẫn trí não, tăng cường hệ miễn dịch giúp phòng tránh mắc bệnh…

Tuy vậy, khi nuôi con bằng sữa mẹ người mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề, đặc biệt là tình trạng mẹ ít sữa thậm chí mất sữa. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ cái nhìn tổng quan nhất về tình trạng mất sữa sau sinh cũng như cách xử trí khi mẹ bị mất sữa, cách phòng tránh mất sữa.

Tình trạng mất sữa sau sinh là gì?

Phân tích thành phần sữa mẹ bao gồm: 90% là nước, kháng thể thụ động (bao gồm hàng triệu bạch cầu sống và các globulin miễn dịch…), chất bột đường (bao gồm đường lactose và oligosaccharide), chất béo (bao gồm triglyceride và các acid béo dài như AA và DHA), chất đạm (bao gồm WHEY protein và CASEIN protein), các vitamin và khoáng chất (canxi, sắt, selen, vitamin A…), các hợp chất NPN (carnitine, taurine, amino-sugar, nucleic acid…), enzyme và hormone tốt cho quá trình tăng trưởng…

Mẹ mất sữa phải làm sao? Đầu tiên, mất sữa sau sinh là hiện tượng phổ biến và có thể gặp phải ở bất kỳ mẹ nào. Mất sữa sau sinh là tình trạng trẻ bú/ hoặc mẹ hút máy – vắt tay nhưng sữa không tiết ra ngoài do tuyến sữa đã ngừng hoạt động. Bên cạnh đó, mẹ cảm nhận được bầu ngực không còn căng tức mà trở nên mềm và xẹp dần.

Mất sữa sau sinh được chia thành hai dạng:

  • Mất sữa đột ngột: Tình trạng này được mô tả là hiện tượng các tuyến sữa của mẹ bỗng nhiên ngừng hoạt động không tiết sữa như bình thường nữa. Thời gian ngừng tiết sữa dài hay ngắn phụ thuộc hoàn toàn vào người mẹ.
  • Mất sữa ít dần đi: Tình trạng này được mô tả là các tuyến sữa sản xuất sữa ngày càng giảm dần, giảm dần rồi mất hẳn. Tình trạng sữa ít dần đi và mất hẳn có thể kéo dài trên 1 tuần và khá thường gặp.

Các nguyên nhân mất sữa đột ngột sau sinh

Để tìm câu trả lời cho câu hỏi, mẹ sau sinh bị mất sữa phải làm sao, chúng ta cần xác định đúng nguyên nhân để có biện pháp xử lý phù hợp và hiệu quả nhất. Tình trạng mẹ bị mất sữa sau sinh được xác định do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó chủ yếu là do các nguyên nhân như chế độ dinh dưỡng kém, mẹ cho bé bú ít, mẹ ít uống nước, mẹ mắc các bệnh liên quan đến tuyến vú…. Cụ thể:

1. Bé ít bú mẹ

Việc cho bé bú đúng cữ và thường xuyên sẽ khiến tuyến sữa hoạt động hiệu quả, từ đó, tiết ra nhiều sữa hơn cung cấp nguồn “thức ăn” dồi dào và ổn định cho bé. Vậy trường hợp bé bú ít mẹ có mất sữa không? Câu trả lời chắc chắn là có, vì vậy mẹ cần lưu ý cho bé bú thường xuyên và đúng cữ, đúng cách nhé!

2. Mẹ mắc các bệnh liên quan đến tuyến vú

Một số vấn đề liên quan đến tuyến vú như áp xe vú, tắc tia sữa, viêm nhiễm tuyến vú, phẫu thuật ngực… cũng là nguyên nhân mất sữa đột ngột sau sinh mẹ cần biết. Để hạn chế/ phòng tránh những tình trạng trên mẹ nên cho bé bú thường xuyên, trước và sau khi cho bé bú nên vệ sinh bầu ngực sạch sẽ…

Mẹ mắc một số vấn đề liên quan đến tuyến vú cũng là nguyên nhân mất sữa đột ngột.

3. Chế độ dinh dưỡng kém

Dinh dưỡng khoa học không chỉ giúp cơ thể người mẹ mau hồi phục mà còn tạo nguồn sữa dồi dào và chất lượng cho con bú. Đó là lý do các mẹ sau sinh thường được khuyên nên ăn uống nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, khẩu phần ăn hàng ngày nên đầy đủ bốn nhóm chất là chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, nên bổ sung nhóm vitamin và khoáng chất, chúng có trong các loại rau xanh và trái cây.

Ngược lại, chế độ ăn nghèo nàn kiêng khem quá mức hoặc ăn phải những thực phẩm gây mất sữa mẹ như lá lốt, măng chua, bạc hà, bắp cải… thì mất sữa/ sữa ít cho con bú là điều không thể tránh khỏi.

4. Mẹ bị trầm cảm, stress sau sinh

Đây cũng được xem là nguyên nhân gây mất sữa sau sinh nhưng ít người mẹ nào để ý. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cơ chế sản xuất sữa mẹ cũng chịu tác động nhiều bởi yếu tố tinh thần. Bởi tinh thần bất ổn sẽ khiến mẹ thường xuyên mệt mỏi kéo theo khí huyết lưu thông kém, kinh mạch trì trệ. Do đó, nếu người mẹ bị lo lắng, stress thường xuyên và kéo dài thì khả năng mất sữa là rất cao.

5. Nghỉ ngơi không hợp lý

Tại sao mẹ bị mất sữa? Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, việc dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sau cuộc vượt cạn sẽ giúp sức khỏe người mẹ nhanh hồi phục. Khi sức khỏe hồi phục tất nhiên mẹ sẽ có đủ sữa cho con bú.

Còn không được nghỉ ngơi hoặc có quá ít thời gian nghỉ ngơi sẽ khiến sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ suy giảm nghiêm trọng, lượng sữa cho con bú theo đó cũng giảm hoặc mất đi là hoàn toàn bình thường.

6. Mẹ ít uống nước

Thành phần sữa mẹ chứa 90% là nước. Việc cung cấp đầy đủ nước không chỉ tốt cho sức khỏe, các hoạt động quan trọng của cơ thể mà còn có tác dụng gia tăng lượng sữa cho con bú. Vì vậy, mẹ không nên uống nước quá ít dẫn đến mất sữa/ ít sữa cho con bú.

Mẹ uống ít nước cũng ảnh hưởng tới nguồn sữa cho con bú.

7. Bé bú bình/bú sữa công thức sớm

Bú mẹ thường xuyên và đúng cữ sẽ kích thích tuyến sữa hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả nhằm cung cấp đủ lượng sữa trẻ cần cho quá trình phát triển. Nếu mẹ không/ hoặc ít cho trẻ bú, thay vào đó là bú bình nhiều thì đâu cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa sau sinh.

8. Chưa có kinh nghiệm nuôi con

Nguyên nhân gây mất sữa sau sinh của mẹ còn là thiếu kinh nghiệm nuôi con nhỏ. Điều này được hiểu là mẹ chưa biết cho trẻ bú đúng cách (bao gồm cách ngậm núm vú, tư thế cho trẻ bú) để sữa tiết ra nhiều cũng như tần suất cho trẻ bú bao nhiêu là đủ…

9. Sinh mổ hoặc sử dụng thuốc điều trị bệnh

Việc mẹ sinh mổ sử dụng kháng sinh, thuốc giảm đau hay sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh sau sinh cũng có thể làm ức chế quá trình tiết sữa mẹ. Ngoài ra, mẹ bị băng huyết sau sinh hoặc có tiền sử mắc Hội chứng buồng trứng đa nang, tiểu đường, tuyến giáp hoặc các rối loạn nội tiết tố khác có nguy cơ mất sữa sau sinh cao hơn bình thường.

Những dấu hiệu mất sữa sau sinh mẹ nên biết

Để có biện pháp xử trí tình trạng mẹ bị mất sữa cho con bú nhanh chóng và hiệu quả, mẹ cần biết nguyên nhân gây mất sữa cũng như các dấu hiệu mất sữa. Dưới đây là cảnh báo một số dấu hiệu nhận biết mẹ bị mất sữa hoặc có thể rơi vào tình trạng mất sữa sau sinh:

1. Mẹ ít sữa hoặc không có sữa

Đây là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo mẹ bị mất sữa. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như chế độ dinh dưỡng quá kiêng khem, ít uống nước, cách sống – lối sinh hoạt sau sinh của mẹ không phù hợp (không ngủ đủ giấc, làm việc quá sức, căng thẳng quá mức không dành thời gian cho bản thân)…

2. Bầu vú nhỏ và mềm, không căng

Một dấu hiệu mất sữa nữa có thể giúp mẹ nhanh chóng nhận ra tình trạng của mình và can thiệp kịp thời đó là bầu ngực không căng tràn, trở nên nhỏ lại và mềm hơn bình thường. Bởi nếu có sữa, bầu ngực mẹ, ngoại trừ lúc trẻ vừa bú xong, sẽ luôn căng tức và có tình trạng chảy sữa (nếu trẻ chưa kịp bú hoặc chưa tới cữ bú).

3. Con bú, hoặc mẹ dùng máy vắt sữa/ vắt tay nhưng không ra sữa

Nếu mẹ cho con bú nhưng sữa không tiết ra, hay mẹ dùng các dụng cụ hỗ trợ để giúp sữa tiết ra như vắt bằng tay, dùng máy hút… vẫn không có giọt sữa nào chảy ra hoặc rất, rất ít sữa. Dấu hiệu này cũng cho thấy mẹ đang dần mất sữa/ hoặc đã bị mất sữa.

Những dấu hiệu “giả” khiến mẹ lầm tưởng mình bị mất sữa

Bên cạnh dấu hiệu mất sữa thật (nghĩa là tuyến sữa ngừng tiết sữa) thì cũng có những dấu hiệu mất sữa “giả” (nghĩa là tuyến sữa vẫn có tiết sữa) có thể đánh lừa các mẹ, khiến mẹ lầm tưởng mình đã bị mất sữa. Vậy cách nhận biết như thế nào để mẹ tránh hoang mang và vững tin việc duy trì cho bé bú?

Bé có vẻ đói giữa các bữa ănĐối với hầu hết trẻ nhỏ, nhất là trẻ mới sinh đều có phản xạ và nhu cầu mút vú mẹ/ hoặc chóp chép miệng, rất lớn. Trẻ có thể mút/ chóp chép miệng khi đói, hoặc khi trẻ cảm thấy căng thẳng, lo lắng, buồn chán…Việc trẻ thường xuyên có hành động này có thể khiến mẹ lầm tưởng trẻ đang đói, và nghi ngờ rằng mình bị mất sữa.
Bé có vẻ đói ngay sau cữ ănNhững tháng đầu đời, hầu hết các em bé đều có phản xạ và nhu cầu mút rất lớn. Khi trẻ mút, sẽ khiến phản xạ xuống sữa của mẹ xảy ra mạnh khiến sữa về nhanh hơn giúp bé ăn no bụng trước khi nhu cầu mút được thỏa mãn. Do đó, sau khi bú no và nhả vú mẹ trẻ vẫn chóp chép miệng khiến mẹ lầm tưởng mình ít sữa khiến bé đói ngay sau cữ bú.
Bé đòi bú nhiều hơn bình thườngVới trẻ mới sinh, nhu cầu bú mẹ trong vòng 24 tiếng sẽ từ 8 – 12 lần. Trong khi đó trẻ trên 6 tuần tuổi – đang trong giai đoạn tăng trưởng – sẽ có nhu cầu bú nhiều và lâu hơn giai đoạn trước.Theo đó, mẹ cần hiểu là bé bú nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của cơ thể chứ không phải mẹ ít sữa/ hoặc mất nên bé bú lâu và nhiều hơn bình thường.
Bé bú cạn bình sữa sau khi bú mẹĐây cũng là một trong những dấu hiệu mất sữa “giả” mẹ không nên quá lo lắng.Hiện tượng bé bú cạn bình sữa sau khi bú mẹ có thể là núm vú bị kích hoạt bởi phản xạ mút của trẻ chứ không hoàn toàn là do trẻ bị đói.
Bé không tăng cân như mong đợiCân nặng là cách tốt nhất mà các chuyên gia khuyến khích mẹ nên thường xuyên theo dõi để biết tình trạng phát triển của trẻ.Tuy vậy, đây cũng không hẳn là “thước đo” chính xác đánh giá mẹ có đủ sữa cho con bú không. Bởi sự sai số giữa các lần cân còn phụ thuộc vào dụng cụ cân, cách cân, quần áo trẻ mặc, trẻ cân khi đang đói hay no…
Bầu vú mẹ ít căng hơn và không rỉ sữaThời gian đầu lúc mới sinh, do bé bú ít nên sữa mẹ trông có vẻ “dư thừa”, và vì vậy mẹ luôn có cảm giác căng tức ngực, ngực bị rỉ sữa.Khi bước vào tháng thứ 2, 3 trở lên bé sẽ bú mẹ nhiều lần hơn và với lượng nhiều hơn, do đó ngực mẹ sẽ căng ít và tình trạng rỉ sữa cũng ít dần đi. Điều này khiến mẹ lầm tưởng đây là dấu hiệu mất sữa.

Theo chuyên gia, để khắc phục tình trạng mất sữa “giả” mẹ nên cho bé bú thường xuyên (không nên đợi đến khi con khóc mới cho bú), khi cho trẻ bú nên chọn tư thế phù hợp và thoải mái cho cả mẹ lẫn con, “hướng dẫn” trẻ cách ngậm bắt núm vú đúng, nên cho trẻ bú đồng đều ở cả hai bên không nên cho trẻ bú một bên, hạn chế cho trẻ dùng núm vú giả vì bất cứ lý do gì, tránh cho trẻ ăn dặm khi chưa đến tuổi…

Cách phân biệt mất sữa và tắc tia sữa ở mẹ

Với những mẹ sinh con lần đầu và cho con bú mẹ hẳn sẽ không tránh khỏi lúng túng khi gặp tình trạng sữa không tiết ra. Việc sữa không tiết ra cho con bú có thể do mẹ bị mất sữa hoặc tắc tia sữa.

Theo đó, để phân biệt hai tình trạng này từ đó có cách xử trí phù hợp giúp khơi thông nguồn sữa, mẹ có thể phân biệt mất sữa và tắc tia sữa như bảng dưới đây:

Mô tảTriệu chứng
Mất sữaLà tình trạng tuyến sữa mẹ ngừng sản xuất sữa, do đó, không tiết sữa ra khi bé bú.Ngực không có sữaBầu ngực bình thườngKhông có cảm giác đau nhức, khó chịu
Tắc tia sữaLà tình trạng tuyến sữa mẹ có sản xuất sữa nhưng không tiết ra ngoài được khi bé bú.Ngực có sữaBầu ngực căng cứng, đau nhức, khó chịuMẹ có thể bị sốt

Bị mất sữa hoàn toàn có lấy lại được không?

Với thắc mắc khá phổ biến này của các mẹ lần đầu sinh con, chuyên gia dinh dưỡng cho biết, tình trạng ít sữa, mất sữa đột ngột hay mất sữa dần dần có thể lấy lại được. Vì vậy mẹ không nên quá lo lắng dẫn đến stress, căng thẳng. Bởi điều này có thể khiến mẹ từ ít sữa trở nên mất hẳn nguồn sữa cho con bú.

Điều mẹ cần làm khi rơi vào tình trạng mất sữa và kích lại nguồn sữa cho con bú đó là dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thực hiện chế độ ăn uống khoa học và giàu dưỡng chất dành cho mẹ sau sinh.

Bên cạnh đó mẹ cần áp dụng thêm một số cách “chữa” mất sữa như: cho con bú thường xuyên, massage và chườm nóng ngực, hút/ vắt sữa, uống nhiều nước, tránh ăn hoặc uống các thực phẩm có thể gây mất sữa…

Cho con bú đúng cữ và thường xuyên giúp tránh mất sữa sau sinh.

Mất sữa phải làm sao? 10 cách lấy lại sữa mẹ đã mất

Mẹ mất sữa sau sinh làm thế nào để có sữa trở lại? Trong trường hợp ít/ hoặc bị mất sữa sau sinh mẹ hãy thử áp dụng 1 trong 10 cách lấy lại sữa mẹ đã mất đơn giản và hiệu quả dưới đây để… khơi lại nguồn sữa dồi dào cho con bú, giúp bé nâng cao hệ miễn dịch, phát triển toàn diện thể chất lẫn trí não:

1. Uống nhiều nước

Đây là cách gọi sữa về sau khi mất sữa đơn giản, an toàn và hiệu quả nhất mà ít mẹ nào chú ý đến. Uống nước không chỉ tốt cho sức khỏe, loại bỏ độc tố mà còn giúp tăng lượng sữa mẹ, ngược lại uống ít nước lượng sữa sản xuất ra cũng sẽ ít đi. Theo đó, để tăng nguồn sữa cho trẻ bú mẹ nên uống đủ nước mỗi ngày khoảng 2 – 3 lít nước. Nước có thể là nước lọc, nước canh, súp, nước ép trái cây tươi, sữa, các loại thức uống lợi sữa (nước gạo lứt, lá chè vằng…)

Mẹo nhỏ, khi cho bé bú trước 10 phút mẹ nên uống nước ấm/ sữa ấm để tăng nguồn sữa cả về chất lẫn lượng. Bên cạnh đó cần hạn chế các thức uống làm giảm sản xuất sữa như rượu, bia, cà phê…

2. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Mẹ thực hiện dinh dưỡng đúng cách sau sinh cơ thể sẽ nhanh hồi phục, đồng thời làm tăng chất lượng của nguồn sữa.Trong chế độ ăn hàng ngày mẹ nên ăn đủ bốn nhóm chất (chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất), đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt ăn nhiều rau xanh trái cây để bổ sung cho cơ thể nguồn chất xơ, các vitamin và khoáng chất quan trọng.

Ăn đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp gia tăng nguồn sữa chất lượng cho con bú.

3. Cho trẻ bú nhiều hơn

Cách lấy lại sữa mẹ đã mất còn là cho con bú đủ cữ và bất cứ khi nào trẻ có nhu cầu. Việc trẻ bú mẹ thường xuyên (tạo phản xạ xuống sữa) sẽ kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả từ đó giúp sữa về đều, nhiều và ổn định hơn. Dù vậy, để kích thích cơ thể sản xuất sữa mẹ cần phải cho trẻ bú đúng tư thế, ngậm bắt vú đúng cách.

4. Massage ngực trước mỗi cữ bú

Mẹ mất sữa phải làm sao? Massage ngực trước mỗi cữ bú của con cũng có tác dụng giúp sữa mẹ về nhiều hơn. Cách massage đúng là mẹ nên massage xung quanh ngực dần tới núm vú, các động tác nên nhẹ nhàng chậm rãi để đạt hiệu quả kích sữa tối đa cũng như tránh làm tổn thương vùng ngực khá nhạy cảm.

5. Chườm nóng ngực

Cùng với massage, chườm nóng ngực cũng là cách gọi sữa về sau khi mất sữa. Tuy nhiên để cách này thêm hiệu quả mẹ nên kết hợp chườm nóng cùng uống nước ấm và massage ngực trước khi cho trẻ bú.

6. Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan

Bên cạnh thực hiện dinh dưỡng đúng cách để hồi phục sức khỏe thể chất, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cũng rất quan trọng mẹ nên chú ý. Điều này có thể tác động tích cực đến quá trình sản xuất và tiết sữa mẹ. Theo đó, mẹ có thể kiểm soát căng thẳng bằng cách nhờ người thân hỗ trợ chăm sóc bé và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, đặc biệt pà phải ngủ đủ giấc vào ban đêm.

7. Sử dụng sản phẩm lợi sữa

Ngoài các cách lấy lại sữa đã mất trên, để kích thích cơ thể sản xuất đủ sữa cho trẻ bú nhiều mẹ đã sử dụng các sản phẩm lợi sữa có bán trên thị trường. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lạm dụng, bởi chúng chỉ là sản phẩm hỗ trợ, quan trọng nhất vẫn là dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.

8. Kích sữa bằng cách vắt/hút sữa

Cho bé bú thường xuyên và đúng cách sẽ kích thích tuyến sữa tiết nhiều sữa hơn. Trong trường hợp bé ít bú, để tránh mất sữa và kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả mẹ có thể áp dụng cách vắt sữa bằng tay/ hoặc hút sữa bằng máy hút.

Mất sữa phải làm sao? Dùng máy hút sữa là một trong những cách kích sữa hiệu quả.

Lưu ý, với sữa vắt ra mẹ nên lưu trữ trong ngăn mát để tránh vi khuẩn xâm nhập khi trẻ chưa dùng tới. Hoặc cho vào ngăn đông nếu mẹ muốn trữ sữa cho con dùng dần. Khi trữ sữa cần dán nhãn ngày giờ hút để có kế hoạch sử dụng phù hợp tránh để sữa quá lâu mất chất. Đồng thời, không nên để sữa ở cánh cửa tủ lạnh, nên để sâu bên trong ngăn đông để đảm bảo chất lượng sữa.

9. Sử dụng Trà Túi Lọc Bồ Công Anh – Mộc Quy Hương

– Thành Phần: bồ công anh tím 20%, bồ công anh trắng 10%, chè hoa vàng 7%, kim ngân hoa vàng 6%, cây thành ngạnh 5%, Sâm Tố Nữ 5%, huyết đằng 10%, phấn hoa 20%, Mạch môn 7%, cây cỏ sữa 2%, hà thủ ô 2%, ích mẫu 2%.

– Công dụng: Theo kinh nghiệm các cụ để lại Trà phù hợp cho phụ nữ sau sinh làm ấm cơ thể, bổ máu, hỗ trợ cho các chị em trong thời kỳ nuôi con bú, mất sữa, ít sữa, sữa loãng. Thưởng thức Trà còn giúp tinh thần bạn thoải mái ,lạc quan, bớt căng thẳng mệt mỏi trong công việc và cuộc sống.

– Cách sử dụng: lấy 1 gói trà túi lọc bỏ vào ấm siêu tốc đun với 1 lít nước uống trong ngày hoặc để nguội cho vào ngăn mát tủ lạnh. Những người muốn uống đậm đà hơn thì cho 2 gói trà túi lọc vào ấm siêu tốc đun sôi 100 độ hoặc cho 2 gói trà vào bình giữ nhiệt ủ với 2 lít nước sôi, ủ chín 20 phút rồi uống. Sử dụng uống thay nước lọc hàng ngày.

– Bảo quản: nơi khô giáo tránh ánh nắng mặt trời

Sản xuất tại: Công Ty Cổ Phần Phát Triển Y Học Cổ Truyền Hương HongKong

10. Một số cách gọi sữa về sau khi mất sữa khác

Mẹ đã biết một số cách gọi sữa về sau khi mất sữa nêu trên, ngoài những cách trên mẹ cũng có thể áp dụng cách chữa mất sữa dân gian, đó là kích sữa bằng lá mít, búp dứa, chườm ngực bằng xôi nếp, đắp ngực bằng men trộn rượu trắng, lá tía tô giã nát…

Ngoài ra, mẹ có thể dùng các bài thuốc Nam có tác dụng thông tắc tia sữa (giò heo, mè đen, đậu hũ – chân heo, cháo bí rợ nấu thịt nạc…), tránh ăn những thực phẩm gây mất sữa sau sinh (lá lốt, măng chua, rau mùi tây…) và tăng cường ăn các món ăn lợi sữa…

Cách phòng ngừa mất sữa, ít sữa cho mẹ sau sinh

Các chuyên gia cho biết, việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và thời điểm cai sữa lý tưởng nhất là 2 năm sau sinh, điều này sẽ giúp trẻ nhận đủ nguồn kháng thể, dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển thể chất lẫn trí não trong những năm đầu đời.

Do đó, ngoài tìm hiểu cách lấy lại sữa mẹ đã mất như thế nào mẹ cũng cần biết cách phòng tránh/ hạn chế tình trạng ít sữa/ mất sữa cho con bú. Vì vậy, để đảm bảo nguồn sữa cho con bú mẹ nên:

  • Cho con bú mẹ đủ cữ và duy trì việc bú mẹ thường xuyên
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học phù hợp với phụ nữ sau sinh, tránh ăn uống quá kiêng khem, nghèo nàn dưỡng chất cũng như ăn phải các thực phẩm gây mất sữa như lá lốt, măng chua, sử dụng các thức uống có cồn và cafein. Thay vào đó nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm như sữa ấm, nước lọc ấm hoặc các loại nước lá
  • Thực hiện nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc vào ban đêm, tránh căng thẳng quá mức. Hãy mạnh dạn nhờ người thân hỗ trợ chăm sóc trẻ trong thời gian đầu mới sinh.
  • Cân nhắc việc sử dụng thuốc điều trị bệnh khi cho con bú, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như nguồn sữa cho con bú.

Mua Trà Túi Lọc Bồ Công Anh chính hãng ở đâu?

Ở thời đại 4.0 thì việc mua bán mọi thứ đều trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, quý khách chỉ cần để lại thông tin tại đây chúng tôi sẽ có chuyên gia tư vấn trực tiếp cho bạn và đặc biệt vận chuyển tận cửa nhà. Nhận hàng kiểm hàng chính hãng xong quý khách mới thanh toán vô cùng thuận tiện.

Chúng tôi cam kết sản phẩm chính hãng có đầy đủ tem mác.

Đặt mua ngay tại Tân Hùng Vương được ưu đãi cực sốc như sau:

Tân Hùng Vương tự hào là đơn vị chuyên phân phối sản phẩm chính hãng, đáp ứng đầy đủ tiêu chí về chất lượng cao và giá cả ổn định. Với cam kết đảm bảo về nguồn gốc và xuất xứ, nói không với hàng giả hàng nhái, Tân Hùng Vương không ngừng cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ, mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Liên hệ chúng tôi qua 0985 902 972 – 0335 151 331 (Mrs. Phương) hoặc Email: [email protected] để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.

Bình luận