CHÚC MỪNG TÂN HÙNG VƯƠNG NHẬN CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH KHÓA ĐÀO TẠO TƯ VẤN HALAL

Ngày 03/01/2024 vừa qua, Công ty CP SX Thương mại và Dịch vụ Tân Hùng Vương đã chính thức được tổ chức Halal Việt Nam (HVN) trao chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo tư vấn Halal. 

Sự kiện lần này là thành quả của toàn thể CBCNV Công ty cùng sự hướng dẫn tận tâm từ đội ngũ chuyên gia Halal Việt Nam HVN. Đồng thời, đây cũng là minh chứng khẳng định sự uy tín của Tân Hùng Vương trong việc tư vấn chứng nhận Halal cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Chứng nhận Halal là gì và tại sao doanh nghiệp cần chứng nhận này?

Chứng nhận Halal là quá trình xem xét đánh giá độc lập, khách quan của cơ quan/ tổ chức được cấp phép để xác nhận rằng những sản phẩm/dịch vụ cụ thể được đánh giá không sử dụng các thành phần Haram (chất cấm theo quy định của luật Islam – Hồi giáo) và điều kiện sản xuất/ cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu của Kinh Qur’an và luật Shari’ah và tiêu chuẩn Halal.

Hiện nay, số người Muslim (người Hồi giáo) đang chiếm 24% dân số trên thế giới có thể tăng lên 3% năm 2050. Theo báo kinh tế của Hồi giáo toàn cầu ước tính là chi tiêu cho thực phẩm Halal đang tăng nhanh từ 1.400 tỷ vào năm 2020 lên 1.900 tỷ vào năm 2030 và gần 5 tỷ $ vào 2050, đó là chưa kể đến việc sử dụng sản phẩm Halal trở thành xu hướng mới với niềm tin rằng loại thực phẩm này chất lượng cao và an toàn, lành mạnh và an toàn hơn.

Về phía các tổ chức, doanh nghiệp, khi muốn xuất khẩu sản phẩm cần có chứng nhận Halal, vì đó là sự đảm bảo sản phẩm tuân thủ các yêu cầu khắt khe về chất lượng tiêu chuẩn của người Hồi giáo hoặc lối sống của người Hồi giáo và chỉ khi đạt chứng nhận này doanh nghiệp mới có thể tiếp cận thị trường sử dụng sản phẩm Halal. Hiện trên thế giới, xu hướng hững người không theo đạo Hồi vẫn ăn thức ăn Halal đang tăng trưởng cực kì mạnh mẽ vì tính khoa học và tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt của chứng nhận này.

Khái niệm Halal áp dụng cho nhiều loại hàng hóa và dịch vụ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của người Hồi giáo. Trong đó có 7 lĩnh vực chính có thể xin cấp chứng nhận Halal đó là:

  • Halal Food & Drinks – Thực phẩm và đồ uống
  • Halal Medicines – Thuốc tây
  • Halal Cosmetics – Mỹ phẩm
  • Halal Health Supplements – Thực phẩm chức năng
  • Halal Restaurant & Halal Hotel – Nhà hàng & khách sạn
  • Halal Animal Feed – thức ăn chăn nuôi…
  • Halal Tour – Tour du lịch

Khi doanh nghiệp nhận được chứng chỉ Halal từ một tổ chức có thẩm quyền, điều đó cho khách hàng thấy rằng doanh nghiệp liên quan sản xuất sản phẩm ở mức chất lượng cao, vì giấy chứng nhận Halal có chứa các tiêu chuẩn chất lượng ở mức cuối cùng nhất. Vì vậy, nó là một công cụ rất quan trọng cho doanh nghiệp và tận dụng lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Khi sở hữu Chứng chỉ Halal, tỷ lệ xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ tăng lên và độ phủ sóng cũng như uy tín của tổ chức vươn tầm quốc tế.

Phát triển các sản phẩm và chứng nhận Halal là một cơ hội và là tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.

Đối với thị trường nông nghiệp Halal là một miếng bánh lớn hàng nghìn tỷ USD khiến cả những quốc gia phi Islam như Thái Lan, Hàn Quốc hay xa hơn là Brazil đều tìm cơ hội kinh doanh. Việt Nam có lợi thế lớn nhưng chưa tận dụng được thị trường này.

Chứng nhận Halal có tầm ảnh hưởng quan trọng trong các lĩnh vực trọng yếu như: Thực phẩm và đồ uống; Thuốc tây; Mỹ phẩm; Thực phẩm chức năng; Nhà hàng & khách sạn; Thức ăn chăn nuôi và Tour du lịch. 

Việt Nam có nhiều tiềm năng để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm Halal. Khi sở hữu nguồn nguyên liệu thô dồi dào lại nằm ở vị trí châu Á, có khoảng 62% dân số người Muslim trên thế giới. Các doanh nghiệp và hiệp hội đang tích cực thực hiện những giải pháp công nghệ và các hoạt động khác để thâm nhập thị trường Halal. Một số kết quả đạt được và định hướng cho các doanh nghiệp.

Năm 2023, tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp 3,83%, cao nhất trong nhiều năm gần đây, đóng góp lớn vào mức tăng trưởng 5,05% của nền kinh tế. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Ngành tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn mang tầm quốc gia, quốc tế, trong đó có festival quốc tế ngành hàng lúa gạo…; qua đó giúp quảng bá hình ảnh, thương hiệu nông lâm thủy sản trong nước, khu vực và quốc tế, thúc đẩy tiêu thụ nông sản.

Năm 2024, ngành NN đặt mục tiêu phát triển với các chỉ tiêu: Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3-3,5%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản khoảng 54-55 tỷ USD.

Hiểu rõ được tầm quan trọng của chứng nhận Halal và xu hướng mở rộng xuất khẩu trên thế giới. Đội ngũ Tân Hùng Vương đã liên tục cập nhật và nâng cao kiến thức về chứng nhận Halal để đảm bảo năng lực tư vấn chứng nhận Halal cho các doanh nghiệp Việt Nam. Qua đó, góp phần thúc đẩy cán cân xuất khẩu các doanh nghiệp nước nhà, và nâng cao uy tín của sản phẩm Việt Nam.

Nếu bạn đang thắc mắc về quy trình và tiêu chí nhận chứng nhận Halal hãy liên hệ với chúng tôi thông qua số điện thoại: 0985 902 972 – 0335 151 331 (Mrs. Phương) hoặc Email: [email protected] để được tư vấn chi tiết hơn.

Bình luận